Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Những câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng sởi cho trẻ

1. Vắc xin sởi có tác dụng như thế nào?


Sau khi tiêm phòng, vắc xin sẽ kích thích cơ thể tạo kháng thể để đáp ứng miễn dịch, giúp cơ thể bé không mắc bệnh sởi khi tiếp xúc với loại virus này. Hoặc nếu nhiễm bệnh thì tình trạng của trẻ cũng sẽ nhẹ hơn nhiều so với những trẻ không được tiêm phòng.

2. Trẻ có thể mắc bệnh sởi sau khi đã tiêm phòng đủ liều không?


Không chỉ vắc xin sởi mà tất cả các loại vắc xin khác sẽ không có hiệu quả phòng bệnh 100%. Tuy nhiên, việc đáp ứng miễn dịch còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tiêm vắc xin của trẻ, loại vắc xin, tình trạng sức khỏe từng bé, chất lượng vắc xin,…

3. Vì sao cần phải tiêm 2 mũi vắc xin sởi?


Theo báo cáo của các nghiên cứu trên thế giới về vắc xin sởi thì nếu bé được tiêm phòng vào 9 tháng tuổi thì chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch, còn lại 15% trẻ không đáp ứng miễn dịch là do kháng thể mẹ truyền sang, tình trạng sức khỏe của trẻ, chất lượng vắc xin,…
Việc tiêm mũi thứ hai của vắc xin sởi chỉ đơn giản là tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa đáp ứng miễn dịch sau mũi tiêm thứ nhất.



4. Những người đã từng mắc bệnh sởi có cần phải tiêm phòng không?


Nếu đã từng mắc bệnh sởi trước đây thì cần phải được xét nghiệm huyết thanh, nếu kết quả dương tính, nghĩa là cơ thể đã đủ kháng thể thì không cần tiêm phòng vắc xin sởi nữa. Trong trường hợp cơ thể không đủ kháng thể thì vẫn cần phải tiêm phòng.

5. Sau khi tiếp xúc với virus sởi thì tiêm phòng có tác dụng không?


Sau khi cơ thể người tiếp xúc với virus sởi thì loại virus này vẫn cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ để gây bệnh. Do đó, nếu tiêm phòng trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với vắc xin sởi thì vẫn có tác dụng phòng bệnh.

6. Trẻ đang bị sốt hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính có tiêm phòng vắc xin sởi được không?


Nếu trẻ đang bị sốt cao hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính thì nên hoãn việc tiêm phòng lại và chờ đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh mới được tiêm.

Dưới đây là một số bài viết nói về tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ, bạn có thể tham khảo thêm để bổ sung kiến thức cho mình nhé:

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Review chi tiết về Trung tâm tiêm chủng VNVC Lê Đại Hành

Mẹ nào đã từng đưa con đi chích ngừa chắc sẽ hiểu được nỗi khổ của mình, lần nào đưa bé đi tiêm chủng là cũng mất hết cả ngày, mình mệt một thì bé mệt mười, nhìn con phờ phạc mà thấy thương ghê.

Em từng cho bé tiêm phòng ở Viện Pasteur, cả các bệnh viện Nhi lớn cũng rất đông đúc, đặc biệt là em rất sợ vấn đề lây bệnh chéo của các bé.

Ngoài việc đông đúc chật chội còn thêm việc khan hiếm vắc xin trong những mùa dịch bệnh có thể coi là nỗi ám ảnh của em. Có lần bé đến đợt chích vắc xin cúm nhưng nhằm ngay lúc khan hiếm vắc xin, em phải chạy hết bệnh viện này đến trung tâm nọ mà vẫn không có vắc xin tiêm cho bé.

Hôm trước có việc đi ngang khúc Lê Đại Hành, thấy đang khai trương trung tâm tiêm chủng VNVC nên em cho bé đi tiêm phòng thử và hài lòng lắm luôn



Trung tâm cực kỳ sạch sẽ, khang trang

Diện tích rộng nên không gian rất thoáng

Quy trình làm việc rất chuyên nghiệp từ khâu tư vấn, khám, đóng tiền đến tiêm phòng đều rất nhanh chóng, khoảng chừng 30 phút là xong mặc dù khách hàng khá đông.

Đội ngũ bác sĩ rất nhiệt tình, tư vấn kỹ càng các vấn đề cần thiết trước khi tiêm chủng.

Y tá thì có chuyên môn cao, chích không hề đau, bé nhà em rất sợ tiêm phòng mà lần này tiêm xong bé không hề khóc tiếng nào luôn.

Vắc xin được bảo quản trong tủ lạnh rất đúng quy trình.

Ngoài ra trung tâm còn có khu vui chơi như công viên thu nhỏ với đủ các loại đồ chơi cho bé. Đảm bảo bé nào mà lạc vào đây là quên cả lối về.

Trung tâm có trang bị cả những phòng chuyên biệt như phòng thay tã cho bé, tã ở đây cũng được miễn phí nhé, ngoài ra còn có phòng cho bé bú,…

Thật sự em rất bất ngờ khi đến tiêm chủng tại đây. Vì được nghe giới thiệu là Trung tâm tiêm chủng 5 sao, em nghĩ là giá sẽ rất mắc để phù hợp với chất lượng dịch vụ ở đây, nhưng so ra giá không hề cao hơn những điểm tiêm chủng khác.

Hiện tại trung tâm đang có chương trình mua gói vắc xin trả góp với lãi suất 0 đồng, em thấy rất kinh tế, các mẹ có thể tham khảo thêm. Riêng em thì đã đăng ký rồi, vì đăng ký gói giữ vắc xin cho bé mà được trả góp, lại không có lãi suất thì tội gì mà không đăng ký đúng không ạ.

Bện dưới là một số bài viết đánh giá về trung tâm VNVC, các mẹ có thể tham khảo thêm trước khi đưa bé đến đây tiêm chủng nhé.


Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến ở phụ nữ do virus HPV gây ra qua đường tình dục. Trong giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện, chỉ ở giai đoạn cuối người bệnh mới có biểu hiện nên tỷ lệ tử vong rất cao.



Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, các bạn nên tham khảo để có hướng phòng tránh tích cực

Quan hệ với nhiều người: làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV, đặc biệt là chủng HPV 16 và HPV 18, là hai chủng loại chính gây ra ung thư cổ tử cung.

Hút thuốc lá: trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại. Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung gấp hai lần so với những người không hút thuốc.

Người đang mắc bệnh hoặc dùng các loại thuốc có chức năng ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Nhiễm phải chlamydia: một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sẽ tăng cao nếu bạn đã hoặc nhiễm chlamydia.

Ăn ít trái cây và rau quả cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Thừa cân, béo phì: phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng mắc ung thư cổ tử cung.

Sử dụng thuốc tránh thai trong một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ mang thai từ 3 lần trở lên cũng có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Mang thai quá sớm: phụ nữ mang thai lần đầu khi dưới 17 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung gấp 2 lần so với người bình thường.

Diethylstilbestrol: diethylstilbestrol là thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sảy thai. Các mẹ dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai thường có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung. Con gái của những người này cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Yếu tố di truyền: nếu mẹ hoặc chị em bị ung thư cổ tử cung, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ tăng lên 2-3 lần cao hơn so với người bình thường.

Dưới đây là một số bài viết về ung thư cổ tử cung, bạn có thể tham khảo thêm để bổ sung kiến thức cho mình:


Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân và những triệu chứng thường gặp

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?


Ung thư cổ tử cung gây ra do các tế bào ở phần dưới của tử cung phát triển vượt khỏi mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào này phát triển nhah chóng và tạo thành khối u trong tử cung.

Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung


Trong hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung, nguyên nhân gây ra bệnh là virus HPV.

Có hơn 100 loại virus HPV, nhưng hầu hết đều không gây hại. Các chuyên gia sức khỏe cho biết hầu hết mọi người đều nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời và sau đó sẽ tự khỏi đối với những chủng virus HPV vô hại.

Trong khi một số loại virus HPV không gây ra triệu chứng gì, thì một số khác có thể gây ra mụn cóc sinh dục nếu nhiễm phải, và một số loại khác lại gây ra ung thư cổ tử cung.

Chủng loại virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18. Khi nhiễm phải hai loại virus HPV này thì cơ thể bạn sẽ không xuất hiện triệu chứng nào nên rất khó phát hiện nếu bạn không thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.

Xét nghiệm Pap có thể phát hiện ra virus HPV dễ dàng. Do đó, xét nghiệm Pap đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap có thể phát hiện các tế bào có dấu hiệu bất thường trước khi chúng trở thành ung thư.


Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung


Thông thường ở giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung sẽ không có triệu chứng, chỉ đến khi khối u phát triển lớn, gây ảnh hưởng đến một số chức năng của cơ thể thì mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.  Một số triệu chứng của ung thư cổ tử cung gồm:
  • Âm đạo bị chảy máu bất thường
  • Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn bình thường
  • Chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ
  • Chảy máu sau khi mãn kinh
  • Chảy máu sau khi đi vệ sinh
  • Có hiện tượng đau bụng dưới hoặc đau xương chậu
  • Đau nhiều khi quan hệ tình dục

Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa thường gặp, do đó khi xuất hiện những dấu hiệu này bạn nên đi khám và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để có hướng điều trị thích hợp.

Dưới đây là một số bài viết về ung thư cổ tử cung, bạn nên tham khảo để bổ sung thêm kiến thức nhé!

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Nên tiêm phòng cho bé những mũi gì, và tiêm phòng ở đâu?

Từ khi sinh ra đến khi trẻ được 24 tháng tuổi là thời gian trẻ phải tiêm rất nhiều các mũi vắc xin, do đó bố mẹ cần nắm rõ lịch tiêm phòng cho bé để đảm bảo tiêm đúng lịch và không bỏ sót bất cứ mũi tiêm nào.


Lịch tiêm phòng cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng:

Giai đoạn sơ sinh:
  • Trong vòng 24 giờ sau khi sinh trẻ cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B và vắc xin phòng lao BCG.
  • Liều tiêm: 1 mũi cho mỗi loại vắc xin

Trẻ 2 tháng tuổi:
  • Vắc xin 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, HIB). Mũi 1
  • Vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Cho trẻ uống liều đầu tiên

Trẻ 3 tháng tuổi
  • Vắc xin 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, HIB). Mũi 2
  • Vắc xin phòng bệnh viêm màng não nhóm C. Liều tiêm: 1 mũi
  • Vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Cho trẻ uống liều thứ 2

Trẻ 4 tháng tuổi:
  • Vắc xin 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, HIB). Mũi 3

Trẻ từ 12 – 13 tháng tuổi
  • Vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị - rubella: Tiêm mũi 1

Trẻ từ 2 – 3 tuổi
  • Vắc xin phòng cúm bất hoạt. Dạng xịt qua đường mũi, lần 1

Trẻ từ 3 – 5 tuổi
  • Vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị - rubella. Tiêm mũi 2
  • Vắc xin phòng cúm bất hoạt. Dạng xịt qua đường mũi, lần 2

Như đã nói ở trên, ngoài những loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì trẻ cũng cần thiết phải tiêm một số mũi vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm khác, do đó bố mẹ nên cho trẻ tiêm thêm một số mũi dịch vụ sau:
  • Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B
  • Vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi A
  • Vắc xin HPV
  • Vắc xin thương hàn
  • Vắc xin phòng cúm

Tiêm phòng dịch vụ cho trẻ ở đâu?

Hiện tại, do nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao nên có rất nhiều trung tâm tiêm chủng được mở ra để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho trẻ của các bậc phụ huynh. Dưới đây là tổng hợp một số địa chỉ tiêm phòng uy tín cho các mẹ tham khảo

Khu vực Hà Nội
  • Trung tâm tiêm chủng VNVC
  • Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
  • Phòng tiêm chủng Safpo
  • Viện vệ sinh dịch tễ trung ương
  • Bệnh viện Nhi trung ương

Khu vực Hồ Chí Minh
  • Trung tâm tiêm chủng VNVC
  • Viện Pasteur
  • Bệnh viện Việt Pháp
  • Bệnh viện đại học Y Dược
  • Bệnh viện Từ Dũ
  • Bệnh viện Nhi đồng 1
  • Bệnh viện Nhi đồng 2
Ngoài ra, dưới đây là một số bài viết chi tiết về các địa chỉ tiêm chủng trên cả nước, các mẹ có thể tham khảo thêm:

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Những điều cần biết khi tiêm phòng sởi cho trẻ

1. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

Sởi là một bệnh do virus gây ra. Đường lây lan chủ yếu là qua đường hô hấp. Bệnh sởi rất dễ lây lan, thậm chí chỉ cần tiếp xúc với người bệnh là bạn cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Do đó, sởi rất dễ bùng phát thành dịch.

Trẻ nhỏ mắc bệnh sởi có thể chuyển sang một số biến chứng như tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não… , thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh sởi là người bệnh sẽ nổi phát ban khắp người; bắt đầu là từ đầu, cổ rồi tới tay chân và sau đó sởi sẽ lan ra toàn thân.

Tuy nguy hiểm nhưng bệnh sởi rất dễ phòng ngừa, bạn chỉ cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch là đã có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ.

2. Lịch tiêm phòng sởi

Hiện nay có 2 loại vắc xin sởi. Một là vắc xin sởi đơn, hai là vắc xin kết hợp sởi – quai bị - rubella.

Lịch tiêm phòng sởi cho trẻ như sau:
  • Mũi 1: khi trẻ được 9 tháng tuổi
  • Mũi 2: khi trẻ được 12 tháng tuổi
3. Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin sởi

Cũng giống như những loại vắc xin khác, sau khi tiêm phòng trẻ sẽ có một số phản ứng phụ không mong muốn như:
  • Sưng đỏ ngay chỗ tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Xuất hiện vài vết ban sởi
Đây là những biểu hiện thường thấy sau khi tiêm phòng nên bạn đừng quá lo lắng, các triệu chứng này sẽ hết trong vòng 1 – 2 ngày sau tiêm.

Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ có một số phản ứng mạnh như sốt cao, co giật, tiêu chảy, đau khớp, rối loạn thần kinh. Khi xuất hiện những dấu hiệu này thì bạn cần đến trung tâm y tế hoặc các bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.

Dưới đây là một số bài viết về tiêm phòng sởi, bạn có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình:

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Địa chỉ các cơ sở tiêm chủng của VNVC trên cả nước

Tháng 6/2017, Trung tâm tiêm chủng đầu tiên thuộc Hệ thống tiêm chủng VNVC được khai trương tại Hà Nội để đánh dấu sự ra đời và phát triển của hệ thống tiêm chủng 5 sao trên cả nước.

Tiêu chí đặt ra của trung tâm là mang đến sự hài lòng, thoải mái nhất cho khách hàng đến tiêm chủng. Đến nay, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC đã có tất cả 7 cơ sở trên cả nước, và dự kiến sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.




Tất cả các cơ sở đều được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi. Trung tram có dây chuyền bảo quản lạnh, đảm bảo nhiệt độ bảo quản vắc xin từ 2-8 độ C. Ngoài ra trung tâm còn có các phòng chuyên biệt phụ vụ nhu cầu của khách hàng như: phòng thay trả, phòng cho bé bú,… đặc biệt còn có khu vui chơi dành cho trẻ em. Có thể nói đây là mô hình tiêm chủng 5 sao đầu tiên ở Việt Nam.

Bên dưới là địa chỉ của các trung tâm tiêm chủng thuộc Hệ thống tiêm chủng VNVC, các bạn có thể tham khảo để chọn cho mình địa chỉ tiêm chủng thuận tiện nhất nhé!

Địa chỉ Trung tâm tiêm chủng VNVC tại Hà Nội:
  • VNVC Trường Chinh: 180 Trường Chinh, Q. Đống Đa, Hà Nội
  • VNVC ICON 4 CẦU GIẤY: Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa (Cạnh ĐH Giao Thông Vận Tải)

Địa chỉ Trung tâm tiêm chủng VNVC tại TP. Hồ Chí Minh
  • VNVC HOÀNG VĂN THỤ: 198 Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận
  • VNVC CANTAVIL AN PHÚ: Lầu 1 TTTM Cantavil An Phú, Số 1 đường song hành, xa lộ Hà Nội, P. An Phú, Q.2
  • VNVC LÊ ĐẠI HÀNH: Tầng 2 TTTM, Cao ốc Bảo Gia, 184 Lê Đại Hành, P. 15, Q. 11, TP. HCM

Địa chỉ Trung tâm tiêm chủng VNVC tại Đồng Nai
  • VNVC Đồng Nai: Số 22, đường đoàn văn cự, KP9, Phường Tam Hiệp, Thành Phố Biên Hòa, Đồng Nai (Cạnh UBND phường)

Địa chỉ Trung tâm tiêm chủng VNVC tại Bình Dương
  • VNVC CÔNG VIÊN THANH LỄ, BÌNH DƯƠNG: Số 567 Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 1800 6595
Fanpage chính thức của VNVC: https://vi-vn.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc/

Dưới đây là một số bài viết chi tiết về các trung tâm tiêm chủng của VNVC, các bạn có thể tham khảo thêm.