Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Bệnh thủy đậu: các triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Bệnh thủy đậu hay trong dân gian thường được gọi là bệnh trái ra là một loại bệnh do virus gây ra. Biểu hiện của bệnh là nổi những mụn nước trên da nên làm ảnh hưởng đến da và niêm mạc, và bệnh lây truyền rất nhanh.

Đối với những người đã bị thủy đậu thì sau đó cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu thì vẫn có thể mắc bệnh lần nữa, gọi bà bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu).

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu


Sau khi nhiễm virus thủy đậu thì triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện trong khoảng từ 7 đến 21 ngày, cụ thể:
  • Sốt nhẹ
  • Sổ mũi
  • Ho nhẹ
  • Đau đầu
  • Có cảm giác mệt mỏi và chán ăn.
  • Trên cơ thể sẽ xuất hiện nhiều chấm đỏ, sau 2 đến 3 ngày các chấm đỏ này sẽ trở thành mẩn ngứa, từ đó hình thành nên những mụn nước, các mụn nước này sẽ dần dần khô và đóng vảy sau 4 đến 5 ngày. 

Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan cao nhất trong 1-2 ngày trước khi nổi mẩn ngứa và lên đến 6 ngày sau khi hình thành những mụn nước.



Nếu trẻ có những biểu hiện nặng như sau thì phải lập tức đưa trẻ đến bác sĩ ngay vì thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng thần kinh:
  • Các nốt ban lan rộng đến một hoặc cả hai mắt
  • Các nốt ban rất đỏ, cảm giác nóng hoặc nhạy cảm, có thể đó là dấu hiệu của việc da bị nhiễm trùng
  • Phát ban kèm theo chóng mặt, mất phương hướng, nhịp tim nhanh, khó thở, run rẩy, ho nặng, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao hơn 39,4 độ C.

Điều trị bệnh thủy đậu


Người mắc bệnh thủy đậu phải được cách ly, theo dõi tại cơ sở y tế từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vẩy. Khi chăm sóc người mắc bệnh thủy đậu phải mang khẩu trang, không được tiếp xúc trực tiếp với mụn nước vì rất dễ bị lây. Sau khi chăm sóc người bệnh bạn phải rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không được chăm sóc người bệnh để tránh lây nhiễm.
  • Da người bệnh phải luôn luôn giữ cho sạch sẽ, cắt món tay sạch sẽ để tránh cào vào mụn nước có thể gây nhiễm trùng da. Có thể thoa phấn rôm cho đỡ ngữa.
  • Nhỏ mắt, mũi bằng thuốc sát khuẩn. Hạ sốt bằng paracetamol (không được dùng aspirin). 

Phòng ngừa bệnh thủy đậu


Để phòng ngừa bệnh thủy đậu biện pháp hiệu quả nhất tiêm vắc xin phòng ngừa. Lịch tiêm phòng như sau:
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 4-8 tuần
  • Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, sau khi tiêm vaccin thì không được có thai trong vòng 3 tháng, vì nếu mang thai thì vắc xin sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Một số bài viết liên quan đến bệnh thủy đậu và tiêm phòng vắc xin thủy đậu bạn có thể tham khảo:

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Triệu chứng, cách xử trí và phòng ngừa viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cáp tính, bệnh gây tổn thương nặng nề đến hệ thần kinh trung ương. Hầu hết các bậc phụ huynh đều không đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của bệnh này và càng không biết muỗi chích chính là con đường lây bệnh.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản nhưng chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt trẻ từ 2 – 6 tuổi là nhóm trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, theo thống kê nhóm trẻ trẻ này chiếm đến 75% tổng số trẻ mắc bệnh.

Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất từ tháng 5 - 7.

Đường lây truyền của virus viêm não Nhật Bản


Chim và lợn là khởi đầu các ổ chứa virus viêm não Nhật Bản. Muỗi hút máu của lợn, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus sang người. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm viêm não Nhật Bản. Hiện chưa ghi nhận lây truyền từ người sang người.

Tuy nhiên, dùng nhiễm virus nhưng lợn không bị bệnh mà chỉ đóng vai trò là vật chủ trung gian, duy trì virus trong thiên nhiên.

Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu là 2 loài: Culex TritaeniorhynchusCulex vishnui. 2 loài này hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối và thường sống ở ruộng lúa nước.


Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản


- Giai đoạn ủ bệnh:

Thường kéo dài từ 5 đến 14 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: Ban đầu người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao khoảng 39 – 40 độ C. Bệnh xảy ra đột ngột và diễn biến nặng lên rất nhanh. Có những trường hợp trẻ đang khỏe mạnh bỗng dung bị sốt cao kèm theo tình trạng co giật, dẫn đến lờ đờ, thậm chí trẻ có thể hôn mê từ 1 – 3 ngày. Ngoài ra, còn một số biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn. Đặc biệt ở trẻ nhỏ tuổi còn có tình trạng đi ngoài ra phân lỏng và đau bụng.

- Giai đoạn toàn phát: 

Ở giai đoạn này virus bắt đầu xâm nhập vào tế bào não tủy gây hủy hoại tế bào thần kinh. Lúc này các cơn đau của người bệnh cũng tăng lên. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như ra nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, rối loạn nhịp thở,… cũng tăng lên.

Giai đoạn này diễn ra ngắn, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu với rối loạn các chức năng sống. Những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn.

- Giai đoạn lui bệnh:

Khoảng tuần thứ 2 bệnh nhân sẽ dần dần hạ sốt và từ ngày thứ 10 trở đi nhiệt độ cơ thể sẽ trở về bình thường, bệnh nhân hôn mê dần tỉnh, không còn những cơn co cứng, bệnh nhân hết nôn và đau đầu.


Một số biến chứng thường gặp của bệnh viêm não Nhật Bản


  • Viêm phổi hoặc viêm phế quản do bội nhiễm
  • Viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu
  • Loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu.
  • Một số trường hợp nặng có thể bị liệt nửa người, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh.


Cách xử trí khi mắc bệnh viêm não Nhật Bản


Điều bắt buộc là tất cả các bệnh nhân viêm não Nhật Bản đều phải được điều trị tại bệnh viện. Nếu trẻ có các dấu hiệu như sốt cao liên tục trong 12 giờ, nôn, cứng gáy, rối loạn ý thức,… thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Việc nhập viện sớm hay muộn đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh, hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng do viêm não Nhật Bản gây ra.

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản


Biện pháp duy nhất và cũng là tốt nhất để phòng bệnh hiện nay là tiêm phòng vắc xin. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 15 tuổi. Trẻ cần tiêm đủ 3 liều:
  • Mũi 1: lúc 1 tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 7 đến 14 ngày
  • Mũi 3: tiêm cách mũi thứ hai 1 năm.

Nếu chỉ tiêm 1 mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%; tiêm đủ 3 mũi thì đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Do đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan đến viêm não Nhật Bản và vắc xin viêm não Nhật Bản

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Nguyên nhân gây yếu sinh lý nữ

Có nhiều nguyên nhân gây yếu sinh lý nữ. Chúng được chia làm nhóm bao gồm: nguyên nhân vật lý và nguyên nhân tâm lý.

Nguyên nhân vật lý

Có nhiều nguyên nhân thể chất gây yếu sinh lý nữ. Các bệnh lý sau đây có thể dẫn đến các vấn đề về rối loạn chức năng tình dục ở nữ:
  • Nhiễm trùng tiết niệu hoặc ung thư
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim mạch (bệnh tim và bệnh mạch máu)
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Mất cân bằng nội tiết
  • Nghiện rượu
  • Lạm dụng ma túy
  • Rối loạn thần kinh
  • Các bệnh mãn tính, chẳng hạn như suy thận
  • Tổn thương thần kinh

Ngoài ra có nhiều loại thuốc có thể gây ra các vấn đề về hoạt động tình dục, bao gồm thuốc huyết áp và thuốc chống trầm cảm, cũng như các chất gây nghiện như rượu bia, ma túy, thuốc lá,.... Một số phương pháp điều trị y khoa cũng có thể ảnh hưởng đến sinh lý nữ. Ví dụ, một số phẫu thuật có thể gây tổn thương dây thần kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục.


Nguyên nhân tâm lý

Những  lo ngại về hoạt động tình dục, cảm giác tội lỗi về ham muốn tình dục và các vấn đề về mối quan hệ, trầm cảm, căng thẳng, lo âu hoặc các vấn đề về hình ảnh cơ thể và ảnh hưởng của chấn thương tình dục trong quá khứ, chẳng hạn như hãm hiếp, lạm dụng tình dục tất cả đều có tác động tiêu cực đến sinh lý nữ.

Trích nguồn:

Bệnh cảm cúm: triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

1. Cảm cúm là bệnh gì?


Bệnh cảm cúm hay còn gọi là cúm; là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Thông thường, nếu mắc cúm thể nhẹ bệnh sẽ hết sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai thì bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Hằng năm có khoảng 500.000 người tử vong do mắc bệnh cúm – đây là thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Đặc biệt, hiện nay có thêm nhiều loại virus cúm rất nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng và ngày càng xuất hiện nhiều như H1N1, H5N1. Dịch cúm thường bùng phát vào mùa thu và mùa đông.

2. Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh cúm?



Do cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên rất dễ lây lan, thậm chí bùng phát thành dịch. Trung bình người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu có thể bị từ 6-7 lần/năm. Những người thường dễ mắc bệnh cúm bao gồm:
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người già tren 65 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Những người có hệ miễn dịch yếu
  • Những người bị béo phì, thừa cân
  • Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường

3. Triệu chứng của bệnh cảm cúm


Thông thường sau 24 đến 48 giờ tiếp xúc với virus cúm thì người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày đầu tiên:
  • Sốt cao, có thể lên đến 40 độ
  • Cảm thấy ớn lạnh
  • Ho
  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Có cảm giác nhức mỏi khắp người
  • Đau đầu
  • Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sang
  • Ở trẻ em sẽ có tình trạng khó chịu ở dạ dày
  • Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần.

4. Điều trị cảm cúm như thế nào?


Đây là một số hướng dẫn giúp điều trị bệnh cảm cúm:
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước
  • Bạn có thể dùng các loại thuốc cảm cúm giúp làm giảm các triệu chứng như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi. Tuy nhiên, không được dùng aspirin.
  • Tắm bằng nước ấm
  • Sử dụng miếng dán nóng để làm giảm đau cơ.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn đặc trị để làm giảm đau họng.
  • Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho những người bị cúm nặng hoặc có nguy cơ bị biến chứng.

5. Phòng ngừa bệnh cảm cúm

  • Để phòng ngừa cảm cúm bạn cần:
  • Tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm
  • Uống nhiều nước, trung bình từ 1.5 -2 lít/ngày
  • Không hút thuốc lá
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa.
  • Thường xuyên rửa tay để tránh lây nhiễm virus cúm
  • Nên đi khám bác sĩ ngay nếu cảm thấy đau ngực, ho,…

Lưu ý: Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đây là một số bài viết về bệnh cảm cúm và tiêm phòng cúm để bạn tham khảo thêm:


Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Các biện pháp dự phòng và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi

1. Tìm hiểu về bệnh sởi


Sởi là một bệnh truyền nhiễm, có xu hướng lây lan rất nhanh cho virus sởi gây ra. Một người bị bệnh sởi có thể lây nhiễm cho 20 người khác, thậm chí có thể bùng phát thành ổ dịch. Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 10 đến 18 ngày.

Khi mắc bệnh sởi người bệnh sẽ có một số biểu hiện như: 
  • Sốt
  • Phát ban
  • Viêm đường hô hấp
  • Ở niêm mạc miệng xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng

Ở giai đoạn muộn bệnh sẽ có nhiều biến chứng phức tạp như:
  • Viêm tai giữa
  • Viêm phổi
  • Viêm thanh quản
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Suy dinh dưỡng
  • Khô loét giác mạc mắt
  • Nặng hơn có thể dẫn đến viêm não tủy và tử vong

Trẻ nhỏ có sức đề khác yếu nên khi mắc bệnh, biểu hiện và biến chứng ở trẻ nhỏ sẽ đặc biệt nghiêm trọng hơn ở người lớn.

Vì sởi gây ra bởi virus nên lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do hít phải các hạt dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

2. Các biện pháp dự phòng bệnh sởi


Tiêm vắc xin

Hiện nay tiêm vắc xin là biện pháp đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi. Có thể tiêm vắc xin dạng sởi đơn hoặc vắc xin dạng phối hợp như Sởi – quai bị - rubella. Nên tiêm phòng theo đúng lịch và đầy đủ các mũi tiêm cho trẻ.
  • Mũi 1: tiêm khi trẻ 6 tháng tuổi
  • Mũi 2: tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi


Phòng bệnh cá nhân
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin A để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. 
  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh đường mũi, họng, mắt; đặc biệt đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
  • Không được chùi tay lên mắt, mũi, miệng để tránh virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Phải hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh sởi hoặc nghi mắc bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với người bệnh thì phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân để cách ly.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân, đồ chơi hoặc những đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ vì trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh.
  • Thường xuyên khử trùng, làm sạch đồ chơi, vật dụng bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
  • Vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa với nước sạch từ từ 1-2 lần/ngày.

Phòng bệnh cho cộng đồng
  • Ở những khu vực có ổ dịch cần hạn chế tập trung đông người, hộp họp, đặc biệt trong những phòng chật hẹp, thiếu không khí.
  • Không cho trẻ đến người người mắc bệnh sởi hoặc nghi mắc sởi; đặc biệt không cho trẻ đến những nơi đang có dịch.
  • Người dân khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị và cách ly kịp thời.
  • Mở các cửa trong nhà để không khí được lưu thông, ánh nắng chiếu vào để đảm bảo thông thoáng cho nhà ở.
  • 4.Phòng bệnh cho nhà trẻ và trường học
  • Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
  • Tuyên truyền các biện pháp phòng chống sởi cho giáo viên và phụ huynh.
  • Vệ sinh lớp học thường xuyên, đảm bảo lớp học luôn thông thoáng.
  • Khi có trẻ bị mắc sởi hoặc có dấu hiệu mắc sởi phải cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác, đồng thời đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh để bác sĩ thăm khám.

3. Chăm sóc người bị mắc bệnh sởi



Vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị bệnh sởi chỉ chủ yếu để phòng bội nhiễm và các biến chứng nặng do sởi gây ra. Do đó, chăm sóc trẻ bị bệnh sởi đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu trẻ bị bệnh nhẹ có thể chăm sóc và điều trị tại nhà
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sống, nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý khoảng 3-4 lần/ngày.
  • Cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước.
  • Vệ sinh thân thể, mắt, răng, miệng cho trẻ và giữ thông thoáng nơi ở, tránh gió lùa.
  • Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên rửa tay bằng thuốc sát khuẩn hoặc rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang.
  • Cần thiết phải cách ly trẻ ở nhà để tránh trường hợp trẻ có thể lây nhiễm cho trẻ khác và người nhà.

Tuy nhiên nếu trẻ có một số dấu hiệu bất thường như: không hạ sốt sau khi uống thuốc, tím tái, li bì, nôn ói,… thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị thích hợp.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Tìm hiểu về bệnh dại và vắc xin phòng dại

Thông thường con người mắc bệnh dại là do động vật truyền sang qua vết thương hở. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính gây ra và có thể dẫn đến tử vong. Khi con người phát bệnh thì khả năng chữa trị khỏi hầu như là không có.

1. Khi bị chó mèo cắn phải làm gì?

Khi bị chó mèo cắn phải rửa vết thương dưới vòi nước chảy và xà phòng nhiều lần, sau đó dùng cồn hoặc dung dịch iot để sát trùng. Mục đích của việc làm này là làm giảm tối đa lượng virus dại tại vết thương. Sau khi đã sơ cứu vết thương nạn nhân cần đến csac cơ sở y tế để tiêm phòng ngay.

Đặc biệt, nếu vết thương ở các khu vự như đầu, cổ, vai, tay – là những nơi gần trung khu thần kinh hoặc những nơi có nhiều dây thần kinh như đầu các chi, bộ phận sinh dục thì không những cần tiêm phòng vắc xin dại mà phải tiêm cả huyến thanh kháng dại (SAR). Vì nếu để virus dại xâm nhập lên hệ thần kinh thì sẽ không có cách để chữa trị nữa.

2. Bị chó mèo cắn thì sau bao lâu cần tiêm phòng dại

Khi bị động vật cắn mà không thể theo dõi con vật hoặc con vật bị chết thì cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt. Trong một vài trường hợp phải tiêm kết hợp cả vắc xin và huyết thanh. Nếu con vật còn sống và đã được tiêm vắc xin dại rồi thì người bị cắn có thể hoãn tiêm hoặc không tiêm.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì có thể phân làm 3 cấp độ:
  • Cấp độ 1: Khi người bị súc vật liếm trên da thì khuyến cáo không điều trị nếu người không có vết thương hở và con vật có tiền sử đáng tin cậy.
  • Cấp độ 2: Khi động vật liến trên da người mà có vết trầy xước thì khuyến cáo nên đi tiêm phòng vắc xin ngay.
  • Cấp độ 3: Khi bị động vật cắn, cào xuyên thấu da, niêm mạch bị nhiễm nước dãi của động vật thì khuyến cáo nên đi tiêm phòng dại ngay lập tức. Và tùy vào chẩn đoán của bác sĩ xem có cần thiết tiêm huyết thanh kháng dại hay không.

3. Khi đang mang thai hoặc cho con bú có tiêm phòng dại được không?

Dại là một bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bởi nếu khi virus dại xâm nhập vào trung khu thần kinh sẽ làm tê liệt thần kinh dẫn đến tử vong. Đối với những trường hợp phơi nhiễm thì nhất thiết phải tuân thủ lịch tiêm chủng, không được thay đổi lịch tiêm.

Nếu trong khi đang tiêm phòng theo lịch mà phát hiện mình có thai thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn về lịch tiêm phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi lịch tiêm hoặc bỏ mũi tiêm nhắc lại.

Bà mẹ đang cho con bú vẫn có thể tiêm phòng vắc xin dại bình thường.

4. Tiêm phòng vắc xin dại có tác dụng phụ gì không?

Không chỉ vắc xin dại mà bất cứ loại vắc xin nào khi tiêm phòng cũng có những phản ứng phụ nhất định.

Tại chỗ tiêm sẽ có hiện tượng đau, sưng, ngứa và có nốt cứng đường kính khoảng 5mm.
Các phản ứng toàn thân có thể gặp phải như: sốt, run rẩy, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng,...
Một vài trường hợp có thể có phản ứng mạnh hơn như sốc phản vệ, nổi mày đay, ban đỏ.
Đối với trẻ sinh non thì trong khoảng 2 -3 ngày đầu sau khi tiêm phòng trẻ có thể bị cơn ngưng thở tạm thời.

Lưu ý: Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào chưa được đề cập như trên thì nên thông báo với bác sĩ để được kiểm tra lại.

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Tiêm phòng là phương pháp đơn giản và hiệu quả để phòng bệnh

Tiêm chủng là tiêm vắc xin, có nghĩa là truyền kháng nguyên vào cơ thể nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển, tạo ra kháng thể để chống lại bệnh tật. Hiệu quả của việc tiêm phòng vắc xin đã được nghiên cứu rộng rãi và chứng minh là có tác dụng cao trong việc phòng bệnh.

Tiêm phòng hiện được xem là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện tại trong việc phòng các căn bệnh truyền nhiễm.

Từ tiêm chủng (tiếng Anh: vaccination) từ lần đầu tiên được sử dụng bởi Edward Jenner vào năm 1796. Louis Pasteur tiếp tục phát triển khái niệm này thông qua những đóng góp tiên phong trong lĩnh vực vi sinh. Tiêm vắc xin (Latin: vacca - bò) được đặt tên như vậy bởi vì vắc-xin đầu tiên được bắt nguồn từ một loại virus gây ảnh hưởng đến bò - một loại bệnh đầu mùa ở súc vật tương đối lành tính - nó tạo ra khả năng miễn dịch với bệnh đậu mùa, một căn bệnh truyền nhiễm và chết người.

Theo thống kê của Bộ Y tế, vắc xin đã chứng minh được ý nghĩa của nó không chỉ trong việc bảo vệ trẻ em, bà bầu mà ngay cả người trưởng thành tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, tiêm vắc xin là đưa kháng nguyên vào cơ thể nên sẽ không tránh khỏi một số phản ứng phụ sau tiêm.

Thông thường, sau khi tiêm sẽ các cá thể sẽ có một số phản ứng phụ như sốt, đau sưng ngay vết tiêm, đối với trẻ em thì bé sẽ quấy khóc, bỏ bú,… nhưng mức độ sẽ khác nhau đối với từng cá thể. Một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với văc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.



Vì vậy, trong thực tế có nhiều trường hợp cùng tiêm 1 lô vắc xin nhưng có trẻ lại có phản ứng nghiêm trọng, có trẻ lại hoàn toàn bình thường. Đó là do cơ địa, thể trạng của từng trẻ đối với vắc xin chứ không phải do chất lượng của vắc xin. Và cũng chính từ nguyên nhân đó, trào lưu anti vắc xin ra đời và phát triển. Khi nghe những thông tin này các bậc phụ huynh nên tìm hiểu rõ ràng bởi anti vắc xin cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đẩy con mình vào cảnh nguy hiểm do hệ miễn dịch của bé rất yếu, bé không có khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm nếu không được tiêm vắc xin đầy đủ.

Dưới đây là những bài viết về tiêm chủng, mọi người có thể tham khảo để trang bị thêm kiến thức cho mình: