Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Tìm hiểu về bệnh dại và vắc xin phòng dại

Thông thường con người mắc bệnh dại là do động vật truyền sang qua vết thương hở. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính gây ra và có thể dẫn đến tử vong. Khi con người phát bệnh thì khả năng chữa trị khỏi hầu như là không có.

1. Khi bị chó mèo cắn phải làm gì?

Khi bị chó mèo cắn phải rửa vết thương dưới vòi nước chảy và xà phòng nhiều lần, sau đó dùng cồn hoặc dung dịch iot để sát trùng. Mục đích của việc làm này là làm giảm tối đa lượng virus dại tại vết thương. Sau khi đã sơ cứu vết thương nạn nhân cần đến csac cơ sở y tế để tiêm phòng ngay.

Đặc biệt, nếu vết thương ở các khu vự như đầu, cổ, vai, tay – là những nơi gần trung khu thần kinh hoặc những nơi có nhiều dây thần kinh như đầu các chi, bộ phận sinh dục thì không những cần tiêm phòng vắc xin dại mà phải tiêm cả huyến thanh kháng dại (SAR). Vì nếu để virus dại xâm nhập lên hệ thần kinh thì sẽ không có cách để chữa trị nữa.

2. Bị chó mèo cắn thì sau bao lâu cần tiêm phòng dại

Khi bị động vật cắn mà không thể theo dõi con vật hoặc con vật bị chết thì cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt. Trong một vài trường hợp phải tiêm kết hợp cả vắc xin và huyết thanh. Nếu con vật còn sống và đã được tiêm vắc xin dại rồi thì người bị cắn có thể hoãn tiêm hoặc không tiêm.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì có thể phân làm 3 cấp độ:
  • Cấp độ 1: Khi người bị súc vật liếm trên da thì khuyến cáo không điều trị nếu người không có vết thương hở và con vật có tiền sử đáng tin cậy.
  • Cấp độ 2: Khi động vật liến trên da người mà có vết trầy xước thì khuyến cáo nên đi tiêm phòng vắc xin ngay.
  • Cấp độ 3: Khi bị động vật cắn, cào xuyên thấu da, niêm mạch bị nhiễm nước dãi của động vật thì khuyến cáo nên đi tiêm phòng dại ngay lập tức. Và tùy vào chẩn đoán của bác sĩ xem có cần thiết tiêm huyết thanh kháng dại hay không.

3. Khi đang mang thai hoặc cho con bú có tiêm phòng dại được không?

Dại là một bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bởi nếu khi virus dại xâm nhập vào trung khu thần kinh sẽ làm tê liệt thần kinh dẫn đến tử vong. Đối với những trường hợp phơi nhiễm thì nhất thiết phải tuân thủ lịch tiêm chủng, không được thay đổi lịch tiêm.

Nếu trong khi đang tiêm phòng theo lịch mà phát hiện mình có thai thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn về lịch tiêm phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi lịch tiêm hoặc bỏ mũi tiêm nhắc lại.

Bà mẹ đang cho con bú vẫn có thể tiêm phòng vắc xin dại bình thường.

4. Tiêm phòng vắc xin dại có tác dụng phụ gì không?

Không chỉ vắc xin dại mà bất cứ loại vắc xin nào khi tiêm phòng cũng có những phản ứng phụ nhất định.

Tại chỗ tiêm sẽ có hiện tượng đau, sưng, ngứa và có nốt cứng đường kính khoảng 5mm.
Các phản ứng toàn thân có thể gặp phải như: sốt, run rẩy, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng,...
Một vài trường hợp có thể có phản ứng mạnh hơn như sốc phản vệ, nổi mày đay, ban đỏ.
Đối với trẻ sinh non thì trong khoảng 2 -3 ngày đầu sau khi tiêm phòng trẻ có thể bị cơn ngưng thở tạm thời.

Lưu ý: Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào chưa được đề cập như trên thì nên thông báo với bác sĩ để được kiểm tra lại.