Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Bệnh cảm cúm: triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

1. Cảm cúm là bệnh gì?


Bệnh cảm cúm hay còn gọi là cúm; là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Thông thường, nếu mắc cúm thể nhẹ bệnh sẽ hết sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai thì bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Hằng năm có khoảng 500.000 người tử vong do mắc bệnh cúm – đây là thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Đặc biệt, hiện nay có thêm nhiều loại virus cúm rất nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng và ngày càng xuất hiện nhiều như H1N1, H5N1. Dịch cúm thường bùng phát vào mùa thu và mùa đông.

2. Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh cúm?



Do cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên rất dễ lây lan, thậm chí bùng phát thành dịch. Trung bình người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu có thể bị từ 6-7 lần/năm. Những người thường dễ mắc bệnh cúm bao gồm:
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người già tren 65 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Những người có hệ miễn dịch yếu
  • Những người bị béo phì, thừa cân
  • Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường

3. Triệu chứng của bệnh cảm cúm


Thông thường sau 24 đến 48 giờ tiếp xúc với virus cúm thì người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày đầu tiên:
  • Sốt cao, có thể lên đến 40 độ
  • Cảm thấy ớn lạnh
  • Ho
  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Có cảm giác nhức mỏi khắp người
  • Đau đầu
  • Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sang
  • Ở trẻ em sẽ có tình trạng khó chịu ở dạ dày
  • Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần.

4. Điều trị cảm cúm như thế nào?


Đây là một số hướng dẫn giúp điều trị bệnh cảm cúm:
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước
  • Bạn có thể dùng các loại thuốc cảm cúm giúp làm giảm các triệu chứng như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi. Tuy nhiên, không được dùng aspirin.
  • Tắm bằng nước ấm
  • Sử dụng miếng dán nóng để làm giảm đau cơ.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn đặc trị để làm giảm đau họng.
  • Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho những người bị cúm nặng hoặc có nguy cơ bị biến chứng.

5. Phòng ngừa bệnh cảm cúm

  • Để phòng ngừa cảm cúm bạn cần:
  • Tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm
  • Uống nhiều nước, trung bình từ 1.5 -2 lít/ngày
  • Không hút thuốc lá
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa.
  • Thường xuyên rửa tay để tránh lây nhiễm virus cúm
  • Nên đi khám bác sĩ ngay nếu cảm thấy đau ngực, ho,…

Lưu ý: Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đây là một số bài viết về bệnh cảm cúm và tiêm phòng cúm để bạn tham khảo thêm: