Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Các biện pháp dự phòng và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sởi

1. Tìm hiểu về bệnh sởi


Sởi là một bệnh truyền nhiễm, có xu hướng lây lan rất nhanh cho virus sởi gây ra. Một người bị bệnh sởi có thể lây nhiễm cho 20 người khác, thậm chí có thể bùng phát thành ổ dịch. Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 10 đến 18 ngày.

Khi mắc bệnh sởi người bệnh sẽ có một số biểu hiện như: 
  • Sốt
  • Phát ban
  • Viêm đường hô hấp
  • Ở niêm mạc miệng xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng

Ở giai đoạn muộn bệnh sẽ có nhiều biến chứng phức tạp như:
  • Viêm tai giữa
  • Viêm phổi
  • Viêm thanh quản
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Suy dinh dưỡng
  • Khô loét giác mạc mắt
  • Nặng hơn có thể dẫn đến viêm não tủy và tử vong

Trẻ nhỏ có sức đề khác yếu nên khi mắc bệnh, biểu hiện và biến chứng ở trẻ nhỏ sẽ đặc biệt nghiêm trọng hơn ở người lớn.

Vì sởi gây ra bởi virus nên lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do hít phải các hạt dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

2. Các biện pháp dự phòng bệnh sởi


Tiêm vắc xin

Hiện nay tiêm vắc xin là biện pháp đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi. Có thể tiêm vắc xin dạng sởi đơn hoặc vắc xin dạng phối hợp như Sởi – quai bị - rubella. Nên tiêm phòng theo đúng lịch và đầy đủ các mũi tiêm cho trẻ.
  • Mũi 1: tiêm khi trẻ 6 tháng tuổi
  • Mũi 2: tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi


Phòng bệnh cá nhân
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin A để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. 
  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh đường mũi, họng, mắt; đặc biệt đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
  • Không được chùi tay lên mắt, mũi, miệng để tránh virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Phải hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh sởi hoặc nghi mắc bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với người bệnh thì phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân để cách ly.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân, đồ chơi hoặc những đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ vì trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh.
  • Thường xuyên khử trùng, làm sạch đồ chơi, vật dụng bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
  • Vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa với nước sạch từ từ 1-2 lần/ngày.

Phòng bệnh cho cộng đồng
  • Ở những khu vực có ổ dịch cần hạn chế tập trung đông người, hộp họp, đặc biệt trong những phòng chật hẹp, thiếu không khí.
  • Không cho trẻ đến người người mắc bệnh sởi hoặc nghi mắc sởi; đặc biệt không cho trẻ đến những nơi đang có dịch.
  • Người dân khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị và cách ly kịp thời.
  • Mở các cửa trong nhà để không khí được lưu thông, ánh nắng chiếu vào để đảm bảo thông thoáng cho nhà ở.
  • 4.Phòng bệnh cho nhà trẻ và trường học
  • Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
  • Tuyên truyền các biện pháp phòng chống sởi cho giáo viên và phụ huynh.
  • Vệ sinh lớp học thường xuyên, đảm bảo lớp học luôn thông thoáng.
  • Khi có trẻ bị mắc sởi hoặc có dấu hiệu mắc sởi phải cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác, đồng thời đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh để bác sĩ thăm khám.

3. Chăm sóc người bị mắc bệnh sởi



Vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị bệnh sởi chỉ chủ yếu để phòng bội nhiễm và các biến chứng nặng do sởi gây ra. Do đó, chăm sóc trẻ bị bệnh sởi đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu trẻ bị bệnh nhẹ có thể chăm sóc và điều trị tại nhà
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sống, nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý khoảng 3-4 lần/ngày.
  • Cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước.
  • Vệ sinh thân thể, mắt, răng, miệng cho trẻ và giữ thông thoáng nơi ở, tránh gió lùa.
  • Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên rửa tay bằng thuốc sát khuẩn hoặc rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang.
  • Cần thiết phải cách ly trẻ ở nhà để tránh trường hợp trẻ có thể lây nhiễm cho trẻ khác và người nhà.

Tuy nhiên nếu trẻ có một số dấu hiệu bất thường như: không hạ sốt sau khi uống thuốc, tím tái, li bì, nôn ói,… thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị thích hợp.