Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Những điều cần biết khi tiêm phòng sởi cho trẻ

1. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

Sởi là một bệnh do virus gây ra. Đường lây lan chủ yếu là qua đường hô hấp. Bệnh sởi rất dễ lây lan, thậm chí chỉ cần tiếp xúc với người bệnh là bạn cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Do đó, sởi rất dễ bùng phát thành dịch.

Trẻ nhỏ mắc bệnh sởi có thể chuyển sang một số biến chứng như tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não… , thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh sởi là người bệnh sẽ nổi phát ban khắp người; bắt đầu là từ đầu, cổ rồi tới tay chân và sau đó sởi sẽ lan ra toàn thân.

Tuy nguy hiểm nhưng bệnh sởi rất dễ phòng ngừa, bạn chỉ cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch là đã có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ.

2. Lịch tiêm phòng sởi

Hiện nay có 2 loại vắc xin sởi. Một là vắc xin sởi đơn, hai là vắc xin kết hợp sởi – quai bị - rubella.

Lịch tiêm phòng sởi cho trẻ như sau:
  • Mũi 1: khi trẻ được 9 tháng tuổi
  • Mũi 2: khi trẻ được 12 tháng tuổi
3. Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin sởi

Cũng giống như những loại vắc xin khác, sau khi tiêm phòng trẻ sẽ có một số phản ứng phụ không mong muốn như:
  • Sưng đỏ ngay chỗ tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Xuất hiện vài vết ban sởi
Đây là những biểu hiện thường thấy sau khi tiêm phòng nên bạn đừng quá lo lắng, các triệu chứng này sẽ hết trong vòng 1 – 2 ngày sau tiêm.

Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ có một số phản ứng mạnh như sốt cao, co giật, tiêu chảy, đau khớp, rối loạn thần kinh. Khi xuất hiện những dấu hiệu này thì bạn cần đến trung tâm y tế hoặc các bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.

Dưới đây là một số bài viết về tiêm phòng sởi, bạn có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình: