Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thương hàn

1. Nguyên nhân gây bệnh thương hàn


Bệnh thương hàn gây ra do loại trực khuẩn có tên là Salmonella typhi và Salmonella paratyphi. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường tiêu hóa.

Trực khuẩn thương hàn có thể sống hàng tháng ngoài môi trường với điều kiện khắc nghiệt. Sau khi vào cơ thể, vi khuẩn sẽ sinh sản và di chuyển vào máu. Sau đó chúng sẽ di chuyển vào túi mật, hệ thống ống mật và mô lympho trong ruột. Tại đây, chúng sinh sôi nảy nở với số lượng lớn và gây hại cho hệ tiêu hóa.

Ở những nơi vệ sinh kém là môi trường thuận lợi cho trực khuẩn thương hàn phát triển và bùng phát thành dịch. Bệnh nhân bị bệnh sốt thương hàn cấp tính có thể lây ra môi trường xung quanh qua việc thải phân, ở giai đoạn cấp các chất thải của người bệnh có chứa nồng độ vi khuẩn rất cao.

2. Triệu chứng của bệnh thương hàn


Sau 7 đến 15 ngày nhiễm trực khuẩn thương hàn người bệnh sẽ có những triệu chứng sau đây:

  • Người bệnh sốt cao liên tục, nhiệt độ trung bình từ 39 đến 40 độ C. Người nóng ran và vã nhiều mồ hôi.
  • Có thể xuất hiện các ban dát nhỏ 2–3mm, màu hồng thường mọc ở bụng, mạn sườn, ngực – còn gọi là hồng ban.
  • Kèm theo những triệu chứng trên người bệnh sẽ cảm thấy nhức đầu, mất ngủ, ù tai, nói ngọng, đến tình trạng nằm bất động thờ ơ với ngoại cảnh, rồi có thể li bì, mê sảng hoặc hôn mê (ít gặp).
  • Quan sát sẽ thấy bụng người bệnh chướng nhẹ, trung bình 1 ngày sẽ đi ngoài từ 5 đến 6 lần và rất nặng mùi.
  • Huyết áp thấp
  • Rìa lưỡi người bệnh đỏ, giữa lưỡi có phủ 1 lớp màu trắng hoặc xám



3. Biến chứng của bệnh thương hàn


Do nhiều nguyên nhân như nhiễm độc tố, bội nhiễm vi khuẩn khác, tai biến do kháng sinh mà bệnh thương hàn có những biến chứng nguy hiểm khác nhau.

  • Khoảng 15% người nhiễm bệnh thương hàn sẽ có hiệu tượng xuất huyết tiêu hóa. Và tùy vào mức độ mất máu mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau như vã mồ hôi, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, giảm huyết áp, đi ngoài phân đen.
  • Khoảng 1 – 3% người bệnh bị biến chứng thủng ruột.
  • Do tác động của độc tố thương hàn người bệnh có thể bị loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột.


4. Ðiều trị bệnh thương hàn


Để điều trị bệnh thương hàn người bệnh sẽ được cho dùng các loại thuốc kháng sinh để diệt khuẩn như ampicillin, chloramphenicol, trimethoprim-sulfamethoxazole, amoxicillin, ciprofloxacin. Thời gian sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân là khoảng 14 ngày. Nếu không được điều trị đúng cách, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%.

Những người có thể trạng yếu như người già, người ốm lâu ngày thường có tiên lượng xấu. Trái lại, ở trẻ em thì bệnh thường nhẹ hơn.

Dưới đây là tổng hợp một số bài viết về bệnh thương hàn và tiêm phòng vắc xin thương hàn. Bạn có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình.

Những điều cần biết về vắc xin ho gà

1. Tác dụng phụ của vắc xin ho gà


Sau khi tiêm phòng vắc xin ho gà bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ sau:

  • Sốt nhẹ và cảm thấy khó chịu
  • Tại vùng tiêm sẽ có hiện tượng đau, nhức

Các phản ứng này là bình thường nên bạn không nên quá lo lắng. Thông thường những phản ứng này sẽ hết trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi tiêm.

Ngoài ra ở một số người sẽ có phản ứng co giật.

Khi thấy xuất hiện những phản ứng khác thường so với những phản ứng đã nên trên thì bạn nên đến trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra lại tình trạng sức khỏe.



2. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú có tiêm tiêm vắc xin ho gà không?


Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định vắc xin ho gà ảnh hưởng đến thai phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi mẹ đang mang thai và cho con bú. Nhưng lưu ý, trước khi tiêm phòng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được bác sĩ tư vấn kỹ càng trước khi tiêm phòng.

3. Lịch tiêm phòng vắc xin ho gà cho trẻ


Bạn nên tiêm vắc xin kết hợp DPT – VGB - HIB để phòng được nhiều bệnh cho bé: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và HIB.

  • Mũi 1: tiêm khi bé được 2 tháng tuổi
  • Mũi 2: cách mũi tiêm thứ nhất 1 tháng
  • Mũi 3: cách mũi tiêm thứ hai 1 tháng
  • Mũi 4: tiêm nhắc lại tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.

4. Vì sao trẻ đã tiêm vắc xin ho gà nhưng vẫn mắc bệnh?


Trẻ đã tiêm vắc xin ho gà rồi nhưng vẫn mắc bệnh do nhiều nguyên nhân:

  • Trẻ không tiêm đủ các mũi vắc xin theo lịch, hoặc tiêm đủ 3 mũi nhưng không tiêm mũi nhắc lại khi 18 tháng tuổi.
  • Trẻ đã tiêm vắc xin nhưng cơ địa không đáp ứng miễn dịch.
  • Trẻ tiêm phòng vắc xin trong giai đoạn đang uống một số loại thuốc ức chế miễn dịch điều trị bệnh hen suyễn, hội chứng thận hư, bệnh lý về khớp... khiến việc tiêm vắc xin tạo miễn dịch không hiệu quả
  • Trẻ tiêm phòng sớm hơn so với thời gian quy định cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh mặc dù đã tiêm phòng.
  • Ngoài ra, nếu cách bảo quản vắc-xin chưa tốt và cách tiêm không đúng, cũng khiến việc tiêm phòng không hiệu quả.

Dưới đây là một số bài viết về bệnh ho gà và vắc xin ho gà, bạn có thể tham khảo để trang bị thêm cho mình kiến thức để chăm sóc những thiên thần nhỏ bé của mình:

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Bệnh viêm gan B và cách phòng ngừa hiệu quả

1. Bệnh viêm gan b là gì?


Viêm gan B là bệnh do một loại virus có tên HBV gây ra khi tấn công và hủy hoại lá gan. Theo thống kê thì cứ 20 người sẽ có 1 người nhiễm viêm gan B (khoảng 4.9%).

Khi người khỏe mạnh và thanh thiếu niên nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ được xem là bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn. Nhưng nếu bị nhiễm HBV trên 6 tháng hoặc lâu hơn thì được coi là mắc bệnh viêm gan B mãn tính.

Nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B trong quá trình mang thai thì 90% trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm viêm gan B do mẹ truyền sang.


2. Bệnh viêm gan B lây truyền như thế nào?


Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, điều đó có nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những người mắc bệnh. Siêu vi HBV sống rất dai, thậm chí chúng còn có thể sống trong máu khô trong nhiều ngày. Chính vì vậy, nếu sinh hoạt tình dục không lành mạnh, không có biện pháp bảo vệ bạn rất dễ bị nhiễm bệnh.

Dụng cụ y tế, kim tiêm, ống tiêm sử dụng lại nếu không được tiệt trùng đúng cách cũng là nguyên nhân lây truyền siêu vi HBV.

3. Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B


Hiện nay biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm gan B chính là tiêm chủng.

Ngoài tiêm chủng phòng bệnh viêm gan B ra chúng ta có cũng nên kế hợp các biện pháp sau đây:
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn, tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc các dụng cụ có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
  • Khi bị thương, phải băng ngay vết thương lại để tránh sự xâm nhập của HBV vào máu.
  • Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
  • Những trẻ có mẹ mắc bệnh viêm gan B trong quá trình mang thai thì khi sinh ra bé phải được tiêm phòng ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh.

Dưới đây là tổng hợp danh sách các bài viết về viêm gan B và tiêm phòng viêm gan B, các bạn có thể tham khảo thêm:


Một số điều cần biết về virus HPV

1. Virus HPV là?


Virus HPV là viết tắt của virus Human Papillomavirus – một trong những loại virus nguy hiểm chủ yếu lây qua đường tình dục. Virus HPV rất phổ biến, phổ biến đến mức cả nam và nữ đã từng quan hệ thì sẽ bị nhiễm ít nhất một lần trong đời. Có rất nhiều type HPV khác nhau, có loại gây ra mụn cóc ở cơ quan sinh dục, có loại gây ra ung thư. Tuy nhiên, hiện nay đã có vắc xin để phòng ngừa loại virus này.

2. Virus HPV được lấy truyền như thế nào?


Như đã nói ở trên, virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Do đó, khi quan hệ với người bị nhiễm virus HPV qua đường miệng, hậu môn hoặc thậm chí qua đường miệng bạn vẫn có nhiều khả năng bị lây nhiễm.

Thông thường, khi bị nhiễm virus này bạn sẽ không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện, do đó việc xác định bạn bị lây nhiễm virus này từ lúc nào cũng rất khó khăn.

3. Virus HPV có gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không?


Trong hầu hết các trường hợp, sau khi bị lây nhiễm virus HPV thì bệnh sẽ tự khỏi và không gây vấn đề nghiêm trọng gì cho sức khỏe. Nhưng trong một vài trường hợp, khi nhiễm phải các type virus HPV nguy hiểm thì bạn có thể bị nổi mụn cóc ở cơ quan sinh dục và ung thư cơ quan sinh dục.

Biểu hiện của bệnh nổi mụn cóc là quanh cơ quan sinh dục bị nổi mụn cóc có kích thước khác nhau có thể phẳng hoặc nổi ghồ lên trên bề mặt da, hoặc có thể có hình dạng như rau súp lơ. Bác sĩ thường dựa trên các biểu hiện này để chẩn đoán bệnh.

4. HPV có thể gây bệnh ung thư không?


Câu trả lời là có. Virus HPV không chỉ gây ra ung thư cổ tử cung ở nữ giới mà còn là nguyên nhân của một số bệnh ung thư khác như: ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, dương vật và hậu môn. Ngoài ra, nếu quan hệ bằng miệng với người nhiễm virus HPV còn có thể gây ung thư vòm họng, bao gồm cả cả gốc lưỡi và amydanl.



Sau khi nhiễm virus HPV thì có thể vài năm thậm chí vài chục năm sau mới phát bệnh ung thư. Type HPV gây ra bệnh mụn cóc cơ quan sinh dục không giống type HPV gây ra bệnh ung thư.

Một số biện pháp hạn chế lây nhiễm virus HPV

  • Tiêm vaccine
  • Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung theo định kỳ
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Quan hệ chung thủy với một bạn tình, một vợ một chồng cũng giúp hạn chế nguy cơ lây lan HPV.
Đây là tổng hợp một số bài viết về virus HPV và tiêm phòng HPV, bạn nên tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình nhé:



Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Bệnh uốn ván: triệu chứng, nguyên nhân và hướng điều trị tích cực

Bệnh uốn ván là gì?


Bệnh uốn ván hay dân gian còn gọi là bệnh phong đòn gánh được gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani. Vi khuẩn Clostridium tetani có mặt hầu như ở khắp mọi nơi, và môi trường sống chủ yếu của chúng là trong đất. Khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn uốn ván sẽ tạo ra chất độc gây tổn thương hệ thần kinh. Những cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh nhiễm vi khuẩn uốn ván sẽ bị cứng và tê liệt. Nếu không điều trị kịp thời người sẽ gây suy tim và dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng của bệnh uốn ván


Các loại uốn ván bao gồm: uốn ván toàn thân, uốn ván cục bộ và uốn ván sơ sinh

Triệu chứng uốn ván toàn thân:
  • Sau khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thê thì người bệnh sẽ có biểu hiện căng cứng cơ và xuất hiện các cơn co giật.
  • Các cơ bị ảnh hưởng là cơ hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi.
  • Ở thể nhẹ thi người bệnh sẽ co cứng cơ với vài cơn co giật, vừa thì có biểu hiện cứng hàm và khó nuốt; nếu bệnh chuyển biến nặng người bệnh sẽ co giật dữ đội rồi dẫn đến ngưng thở.

Uốn ván cục bộ không phổ biến. Triệu chứng uốn ván cục bộ xuất hiện ở các cơ gần vết thương.



Nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván


Khi bạn bị thương, thậm chí chỉ là một vết xước nhỏ thì vi khuẩn uốn ván vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết xước đó. Bào tử vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào vết thương, sinh sôi nảy nở và tạo ra độc tố, chất độc này sẽ bám vào đuôi các sợi thần kinh rồi lan truyền vào tủy sống rồi đến não, làm cơ thê co giật, có thẳng dẫn đến suy tim và tử vong.

Ở trẻ em, uốn ván sơ sinh thường bắt nguồn từ việc cắt dây rốn cho trẻ, nguyên nhân là do các vật dụng cắt dây rốn không được vô trùng là điều kiện tốt để vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể bé.

Phương pháp điều trị bệnh uốn ván


Bệnh nhân mắc bệnh uốn ván sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng cách loại bỏ nguồn độc tố, giải độc, ngăn chặn và điều trị các cơn co giật, bao gồm:
  • Rửa sạch vết thương để loại bỏ mô chết, đồng thời dùng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn
  • Tiêm thuốc kháng độc globulin để giải chất độc do vi khuẩn uốn ván gây ra.
  • Kiểm soát các cơ co giật bằng thuốc an thần và thuốc diazepam
  • Sử dụng máy thở cho các bệnh nhân có hiện tượng cứng hàm, khó nuối và co giật cơ.

Lưu ý: điều trị bệnh uốn ván có thể mất từ 2 đến 3 tháng. Để hồi phục hoàn toàn có khi phải mất đến 4 tháng.

Bên dưới là một số bài viết về bệnh uốn ván và vắc xin tiêm phòng uốn ván, các bạn có thể tham khảo thêm để trang bị kiến thức cho mình:


Triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh viêm não mô cầu

Viêm não mô cầu là bệnh gì?


Bệnh viêm não mô cầu hay còn gọi là viêm màng não mô cầu là tình trạng lớp màng bao quanh não và tủy sống bị viêm. Viêm não mô cầu được xem là bệnh nguy hiểm vì bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và người bệnh có thể tử vong chỉ sau vài giờ.

Người mắc bệnh viêm màng não mô cầu có thể chữa khỏi nhưng trong nhiều trường hợp bệnh để lại những biến chứng rất nguy hiểm: tổn thương não, mất thính lực và học tập kém.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu quốc gia về các rối loạn thần kinh và đột quỵ Mỹ (NINDS), tỷ lệ tử vong của bệnh viêm não mô cầu là 10 – 15% trường hợp, và 10 – 15% trường hợp khác sẽ để lại những tổn thương vĩnh viễn về não bộ, hoặc các di chứng nặng nề về sức khỏe.

Những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là do khuẩn Streptococcus pneumoniae, Streptococcus nhóm B, Neisseria meningitidis, Haemophilus influenzae và Listeria monocytogenes. Trong đó, viêm màng não do Neisseria meningitidis gây ra còn được gọi là viêm màng não mô cầu.



Những triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu


Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não mô cầu là:
  • Đột ngột sốt cao;
  • Đột nhiên nhức đầu dữ dội, dai dẳng;
  • Có biểu hiện cứng cổ;
  • Buồn nôn hoặc nôn ói;
  • Khó chịu khi gặp ánh sáng trắng;
  • Buồn ngủ hay khó đánh thức;
  • Đau khớp;
  • Lú lẫn hay thay đổi tâm tính;
  • Đặc biệt: bạn nên quan sát xem người bệnh có bị phát ban đỏ hay tía ở da hay không, đây là triệu chứng rất quan trọng. Nếu nó không mất khi bạn ấn vào thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm độc máu cần đi cấp cứu gấp.

Các triệu chứng khác của viêm màng não ở trẻ nhỏ là:
  • Thóp phình;
  • Khóc rên rĩ, dai dẳng;
  • Trẻ thở nhanh, gấp;
  • Tay chân lạnh;
  • Co giật.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não mô cầu


Bệnh viêm não mô cầu gây ra do một loại vi khuẩn có tên Neisseria meningitidis. Khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn não mô cầu có thể gây viêm bất cứ nơi nào của cơ thể như da, đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp, nhưng khi vi khuẩn lan truyền qua máu tới hệ thần kinh nó gây viêm màng não. Vi khuẩn có thể vào trực tiếp hệ thần kinh sau khi bị chấn thương, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng vùng đầu.

Dưới đây là tổng hợp những bài viết về bệnh viêm màng não mô cầu và tiêm phòng vắc xin viêm màng não mô cầu, các bạn có thể tham khảo thêm:

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

Tiêm phòng lao cho trẻ - một số câu hỏi thường gặp

Khi mới sinh ra khả năng miễn dịch của bé rất non yếu nên bé rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn trong môi trường bên ngoài tấn công và gây bệnh. Trong đó, lao là bệnh gây nhiều ảnh hưởng xấu đến phổi, thậm chí có thể gây tử vong cho bé. Vì vậy, vắc xin lao là một trong những mũi tiêm phòng quan trọng cho trẻ. Trong bài viết này, chúng tôi xin giải đáp một vài thắc mắc thường gặp của các bà mẹ khi cho trẻ đi tiêm phòng lao.

Khi nào trẻ sơ sinh cần tiêm phòng lao?


Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì vắc xin lao đạt hiệu quả tốt ưu nhất khi tiêm cho bé trong tháng đầu tiên sau sinh, nghĩa là trước khi bé được 28 ngày tuổi. Thông thường là vào tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 sau sinh.

Tuy nhiên, nếu trẻ đang bị sốt cao, bị nhiễm khuẩn cấp tính hoặc trẻ đang trong giai đoạn hồi phục do sinh non thì không được tiêm phòng cho trẻ.

Vậy đối với những trường hợp trên thì khi nào trẻ mới được tiêm phòng? Mẹ nên cho bé tiêm phòng lao khi bé đã hoàn toàn khỏi bệnh và khỏe mạnh và tiêm trước khi bé được 3 tháng tuổi vì nếu tiêm phòng lao muộn sẽ gây ra các phản ứng phụ nặng hơn.



Những lưu ý cần biết khi đưa trẻ đi tiêm phòng lao

  • Mẹ không nên cho bé bú quá no hoặc quá đói trước khi tiêm, cũng không để cho trẻ quá đói vì như thế bé sẽ hạ đường huyết sau khi tiêm.
  • Khi đưa bé đi tiêm phòng nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để nhân viên y tế thuận lợi trong quá trình thăm khám cũng như tiêm phòng cho bé.
  • Cha mẹ nên cho bé ở lại cơ sở tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm phòng để theo dõi và kiểm tra các biến chứng có thể xảy ra sau tiêm cho bé.
  • Khi bé có dấu hiệu sốt cao, ho nhiều, có hiệu tượng nôn ói,… thì cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay, tránh để lâu sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho bé.

Một số phản ứng phụ sau khi tiêm phòng lao


Sau khi tiêm phòng bé sẽ có một số biểu hiện sau đây:
  • Tại nơi tiêm sẽ xuất hiện nốt đỏ, và nốt đỏ này sẽ mất đi sau khoảng 30 phút.
  • Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng lao?
  • Sau 2 tuần kể từ thời điểm tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh, tại vị trí trí tiêm sẽ xuất hiện nốt mủ và dần hình thành vết loét cỡ bằng đầu bút chì, sau khi lành, vết loét để lại sẹo có đường kính khoảng 5mm chứng tỏ cơ thể bé đã được miễn dịch với vi khuẩn lao.
  • Ở một vài trẻ sẽ có hiện tượng sốt. Nhưng nếu bé chỉ sốt nhẹ thì mẹ chỉ cần chườm mát cho bé và uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng.
  • Nếu tại chỗ tiêm bị sưng thì mẹ có thể chườm mát cho bé cảm thấy dễ chịu.
  • Đặc biệt, nếu tại chỗ tiêm bị mũ đồng thời bé bị nổi hạch ở nách hoặc khuỷu tay thì có nhiều khả năng bé bị nhiễm trùng tại vị trí tiêm, lúc này mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và có hướng xử trí kịp thời.

Dưới đây là một số bài viết về bệnh lao và tiêm phòng lao, mẹ có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình trong quá trình chăm sóc trẻ: