Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Danh mục vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ

Hiện nay, ở các nước trên thế giới có gần 30 loại vắc xin được lưu hành, trong khi đó, do hạn chế về vấn đề ngân sách xã hội nên danh mục vắc xin trong chương trình tiem chủng mở rộng quốc gia ở nước ta chỉ có hơn khoảng 10 loại vắc xin.

Được triển khai vào năm 1981, ban đầu chương trình tiêm chủng mở rộng quốc giả chỉ tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau một thời gian thực hiện thí điểm thì đến nay chương trình đã được mở rộng trên cả nước.

Dưới đây là danh mục các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia:

  • Vắc xin phòng bệnh lao
  • Vắc xin phòng bệnh viêm gan B
  • Vắc xin phòng bệnh bạch hầu
  • Vắc xin phòng bệnh ho gà
  • Vắc xin phòng bệnh uốn ván
  • Vắc xin phòng bệnh bại liệt
  • Vắc xin phòng bệnh viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib
  • Vắc xin phòng bệnh sởi
  • Vắc xin phòng bệnh rubella
  • Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản
  • Vắc xin phòng bệnh tả
  • Vắc xin phòng thương hàn

Danh mục các loại vắc xin dịch vụ


Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ rất yếu, do đó chỉ tiêm phòng các mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng là không đủ, bé cần được tiêm thêm một số mũi dịch vụ giúp cơ thể tạo ra kháng thể, tăng cường sức đề kháng phòng một số bệnh nguy hiểm.

Dưới đây là danh sách mũi vắc xin dịch vụ:
  • Vắc xin phòng bệnh thủy đậu
  • Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella
  • Vắc xin phòng viêm gan A
  • Vắc xin phòng viêm gan A+B
  • Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu A+C,
  • Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu B+C
  • Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae không định type.
  • Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus
  • Vắc xin phòng bệnh cúm
  • Vắc xin phòng bệnh dại
  • Vắc xin phòng bệnh thương hàn
  • Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

Tuy nhiên, không phải bệnh viện hay trung tâm nào cũng có đủ các loại vắc xin dịch vụ kể trên, đặc biệt trong những mùa cao điểm tình trạng khan hiếm vắc xin vẫn thường xuyên xảy ra.
Để đảm bảo bé được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, bạn có thể sử dụng dịch vụ đăng ký giữ vắc xin, đặc biệt với những loại vắc xin thường xuyên khan hiếm như Pentaxim, viêm não mô cầu, viêm não Nhật Bản tại trung tâm tiêm chủng VNVC.

Dưới đây là danh sách các bài viết về tiêm chủng cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo thêm để bổ sung kiến thức, giúp cho việc nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn:

Hướng dẫn chăm sóc vết tiêm phòng lao cho trẻ

Tiêm phòng nói chung và tiêm phòng lao nói riêng là cách để phòng ngừa trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng ở trẻ sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ do tác dụng của vắc xin. Do đó, việc chăm sóc vết tiêm sau khi tiêm phòng là hoàn toàn cần thiết.

Một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm phòng lao


Sau khi tiêm phòng lao, thông thường ở trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện sau:

- Đau, sưng tại vết tiêm: đây là biểu hiện thường thấy và nhanh nhất sau khi trẻ được tiêm phòng. Vết tiêm sẽ sưng đau sau khi tiêm vài phút, vì đau nên trẻ sẽ quấy khóc, không cử động tay bị tiêm và trẻ sẽ biếng ăn.

- Sốt: đa số trẻ sẽ có hiện tượng sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt nhẹ, bố mẹ chỉ cần chườm mát cho bé. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ C thì bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.

- Vết tiêm bị mưng mủ và có vết loét: sau khi tiêm phòng lao vài tuần, tại vết tiêm sẽ có hiện tượng mưng mủ, sau khi lành sẽ để lại sẹo có đường kính khoảng 5mm. Đây là dấu hiệu chứng tỏ vắc xin lao đã có tác dụng và tạo được kháng thể cần thiết cho cơ thể.

- Phát ban, nổi mề đay: Nhiều trường hợp trẻ bị nổi các mụn nhỏ có màu đỏ trên da. Tuy nhiên, những mụn này sẽ tự khỏi trong 1 đến 2 ngày mà không cần uống thuốc.

Chăm sóc vết tiêm phòng lao cho trẻ


  • Để hạn chế tình trạng sưng và đau tại vết tiêm cho bé, mẹ có thể dùng khăn lạnh chườm lên vết tiêm
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát; không cho bé mặc quần áo ôm sát cơ thể vì có thể gây đau cho vết thương.
  • Nếu trẻ bị ngứa hoặc phát ban thì mẹ có thể giúp bé gãi nhẹ tại vị trí gây ngứa nhưng tuyệt đối không được bôi thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu trẻ bị sốt nhẹ thì mẹ có thể cho bé uống nước chanh nóng, đồng thời dùng khăn ướt chườm lên trán cho trẻ hạ sốt; cho bé uống nhiều nước và bú nhiều hơn.
  • Không được đụng hoặc xoa vào vết tiêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay đi vào cơ thể bé thông qua vết thương.


Trường hợp nào đưa trẻ đến bác sĩ?


  • Nếu như trẻ có những dấu hiệu sau đây thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ theo dõi và có phương pháp điều trị kịp thời:
  • Sốt cao từ 38.5 độ trở lên và không có dấu hiệu thuyên giảm trong vòng 48 giờ
  • Da nổi ban kèm triệu chứng co giật
  • Người bé trở nên tím tái
  • Khó thở, khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ
  • Nôn mửa, đại tiện ra máu
  • Trẻ không ăn uống, mất ý thức và ngủ li bì.

Dưới đây là một số bài viết về tiêm phòng lao cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình nhé:

Hướng dẫn cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, các tổ chức, chuyên gia y tế khuyến cáo phải tiêm phòng cho trẻ. Và từ khi sinh ra đến khi 2 tuổi trẻ phải tiêm rất nhiều loại vắc xin. Và một điều không thể tránh khỏi là tác dụng phụ sau tiêm phòng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng tại nhà.

Cách giảm đau cho trẻ sau tiêm phòng


Dưới đây là một số cách phổ biến được các mẹ áp dụng để giảm đau ngay tại vết tiêm phòng và cả trong cơ thể của trẻ:

Uống nước đường: trẻ con rất thích ngọt, do đó vị ngọt sẽ có tác dụng làm cho cơn đau của trẻ dịu đi. Bạn có thể pha đường với nước sôi để nguội rồi cho bé uống trước, trong và sau khi tiêm phòng.

Bôi kem hoặc gel gây tê tại chỗ: trước khi tiêm khoảng 1 giờ, mẹ nên bôi kem hay gel gây tê tại chỗ tiêm cho trẻ để giúp trẻ giảm đau. Các loại kem, gel này không có tác dụng phụ nên mẹ có thể an tâm sử dụng cho bé.

Chườm khăn lạnh: Sau khi tiêm phòng, mẹ dùng bông y tế lau sạch chỗ tiêm dùng khăn lạnh chườm vào chỗ đau và trán của trẻ, cách làm này có thể giúp trẻ giảm đau và hạ sốt rất nhanh.



Tuy nhiên, có một số phương pháp vẫn được các bà mẹ áp dụng để giảm đau choc ho là dùng chanh tươi, trứng gà, hoặc khoai tây đắp lên vết thương. Các chuyên gia không khuyến khích các phương pháp giảm đau này vì làm như vậy sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin.

Cách hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng


Ngoài đau, sưng tại chỗ tiêm thì sốt cũng là phản ứng phụ thường gặp ở trẻ sau tiêm phòng. Sau đây là các cách hạ sốt cơ bản các mẹ có thể áp dụng:
  • Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ hoàn toàn thì mẹ dùng lá tía tô tươi ăn sống rồi cho con bú.
  • Giã nhỏ lá tía tô, đun lấy nước cho trẻ uống hằng ngày.
  • Dùng khăn lạnh chườm cho trẻ để trẻ hạ sốt.
  • Thường xuyên lau người, vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ để trẻ có cảm giác khô thoáng.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để trẻ dễ cử động và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, uống nhiều nước và ăn thức ăn dạng lỏng.
  • Dùng miếng dán hạ sốt nếu trẻ sốt nhẹ và không có các biểu hiện bất thường.



Đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dưới đây là một số bài viết về việc tiêm phòng cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo thêm:


Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Danh sách 8 loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ

Từ khi sinh ra đến khi tròn 2 tuổi, trẻ cần tiêm rất nhiều loại vắc xin bảo vệ cơ thể. Dưới đây là danh sách các loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé:

1. Vắc xin phòng bệnh viêm gan B


Tất cả trẻ sơ sinh phải được tiêm phòng vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Lịch tiêm như sau:
  • Mũi 1: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh
  • Mũi 2: cách mũi đầu tiên 1 tháng
  • Mũi 3: cách mũi tiêm thứ hai là 6 tháng

Sau khi tiêm phòng viêm gan B trẻ có thể có một số phản ứng phụ như: sưng tấy và đau ở chỗ tiêm, có thể sốt nhẹ từ 1 – 2 ngày.

2. Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván (DTaP)


DTaP là vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Lịch tiêm phòng như sau:
  • Mũi 1: khi bé 2 tháng tuổi
  • Mũi 2: khi bé 4 tháng tuổi
  • Mũi 3: khi bé 6 tháng tuổi
  • Mũi 4: Khi bé 15 – 18 tháng tuổi
  • Mũi 5: khi bé được 4 – 6 tuổi

3. Vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị - rubella (MMR)


MMR cũng là một loại vắc xin phối hợp, phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella. Lịch tiêm phòng như sau:
  • Mũi 1: khi bé 12 – 15 tháng tuổi
  • Mũi 2: khi bé 4 – 6 tuổi

4. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu


Thủy đậu là bệnh do virus gây ra, khả năng lây lan rất nhanh vì chỉ cần tiếp xúc da với người bệnh là bạn đã có thể bị nhiễm virus. Bệnh nhân nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì nguy cơ nhiễm trùng da rất cao, có thể dẫn đến tử vong.

Lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu như sau:
  • Mũi 1: khi bé 12 – 15 tháng tuổi
  • Mũi 2: khi bé được 4 – 6 tuổi

5. Vắc xin phòng bệnh bại liệt (IPV)


Đã có rất nhiều trường hợp trẻ tử vong do virus bại liệt, chính vì vậy cha mẹ nhất định phải tiêm phòng cho trẻ.

Lịch tiêm phòng vắc xin bại liệt như sau:
  • Mũi 1: khi trẻ được 2 tháng tuổi
  • Mũi 2: Khi trẻ được 4 tháng tuổi
  • Mũi 3: khi trẻ được 6 – 18 tháng ruổi
  • Mũi 4: khi trẻ được 4 – 6 tuổi

6. Vắc xin phòng ngừa phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)


Tiêm phòng vắc xin PCV có thể giúp trẻ phòng được bệnh viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu… những virus có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ.

Lịch tiêm phòng như sau:
  • Mũi 1: khi trẻ 2 tháng tuổi
  • Mũi 2: khi trẻ 4 tháng tuổi
  • Mũi 3: khi trẻ 6 tháng tuổi
  • Mũi 4: Khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi

7. Vắc xin phòng bệnh cúm


Mỗi năm, dịch cúm thường bắt đầu vào mùa thu, và virus cúm mỗi năm đều khác, do đó khi trẻ được 6 tháng tuổi thì mỗi năm mẹ phải tiêm phòng 1 mũi cúm cho trẻ để giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ có tiền sử dị ứng với trứng thì mẹ không nên cho bé tiêm phòng vắc xin này.

8. Vắc xin phòng ngừa virus rota


Virus Rota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp, ói mửa ở trẻ em. Trước năm 2006, khi vắc xin rota chưa được nghiên cứu thành công thì mỗi năm có khoảng 55.000 trẻ em Mỹ phải nhập viện vì nhiễm loại virus này.

Hiện nay, vắc xin rota có cả dạng uống và dùng cho đường tiêm.

Dưới đây là một số bài viết về tiêm phòng cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình:

Những lưu ý cần biết khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Theo thống kê thì 20% trường hợp mắc bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan, và khoảng 2.5% số bệnh nhân xơ gan lại có nguy cơ bị ung thư gan. Và thực tế cũng cho thấy rằng việc điều trị bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính vô cùng tốn kém và khó khăn, phức tạp. Trong khi đó, việc tiêm ngừa vắc xin viêm gan B lại là cách phòng bệnh hiệu quả mà lại đơn giản, ít tốn kém.

1. Xét nghiệm trước khi tiêm phòng viêm gan B


Theo thống kê của Bộ Y Tế thì tỷ lệ dân số nước ta mắc bệnh viêm gan siêu vi B là từ 8 – 25%. Tỷ lệ này là khá cao, do đó viêm gan siêu vi B là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế và của cả cộng đồng.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trẻ sơ sinh phải được tiêm phòng viêm gan siêu vi B trong vòng 24 giờ sau khi sinh; và người lớn cũng nên tiêm chủng để phòng ngừa căn bệnh này. Cho đến nay, tiêm phòng viêm gan siêu vi B được xem là rất an toàn và chưa có một chống chỉ định nào.

Một lưu ý quan trọng là trước khi tiêm phòng viêm gan B bạn cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa và cơ thể có kháng thể hay chưa. Bạn cần xét nghiệm HbsAg và antiHBs



2. Ghi nhớ lịch tiêm chủng


Không chỉ riêng vắc xin viêm gan B mà đối với loại vắc xin nào cũng vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn phải tiêm đúng lịch và không được bỏ qua mũi tiêm nào.

Lịch tiêm phòng viêm gan B như sau:
  • Mũi 1: sau khi có kết quả xét nghiệm đủ điều kiện chích ngừa
  • Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 một tháng
  • Mũi 3: sau khi tiêm mũi 2 sáu tháng

3. Tiêm phòng lại khi nồng độ kháng thể xuống thấp


Sau khi tiêm phòng, nhiều người đều có cùng chung một thắc mắc đó là tiêm vắ xin viêm gan B có phòng được bệnh 100% hay không? Trên thực tế, tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhưng cũng không thể đạt được 100%. Vẫn có nhiều trường hợp có thể mắc bệnh viêm gan B dù đã tiêm phòng.



Khi tiêm đủ 3 mũi theo đúng lịch tiêm chủng thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nồng độ kháng thể có thể giảm xuống dưới mức bảo vệ như ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người mắc các bệnh lý nào đó mà phải truyền máu thường xuyên,… Đối với những trường hợp này, bạn phải kiểm tra lại kháng thể và tiêm mũi nhắc lại để gia tăng nồng độ kháng thể.

Dưới đây là một số bài viết về viêm gan B và vắc xin phòng viêm gan B, bạn có thể tham khảo thêm:

5 địa chỉ tiêm phòng uy tín cho trẻ ở Hồ Chí Minh

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ có tiêm phòng thì kháng thể do cơ thể mẹ tạo ra sẽ được truyền sang cho bé, nhận được kháng thể từ mẹ bé có thể được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus ngoài môi trường từ 1 tháng tuổi cho đến 1 năm. Tuy nhiên, sau thời gian đó, nếu không được tiêm phòng thì bé vẫn có thể mắc bệnh do các tác nhân bên ngoài do cơ thể bé không đủ sức để chống lại, thậm chí có nhiều bệnh có thể gây nguy hại đến tính mạng của bé.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra danh sách 5 địa chỉ tiêm phòng cho trẻ đáng tin cậy ở khu vực Hồ Chí Minh cho các mẹ tham khảo:

1. Hệ thống tiêm chủng VNVC


Hệ thống tiêm chủng VNVC (thuộc Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2017. Cơ sở đầu tiên được thành lập tại Hà Nội. Tính đến nay, hệ thống đã có 7 trung tâm tiêm chủng trên các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Trong tương lai sẽ có thêm nhiều trung tâm nữa trên khắp cả nước để phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân



Địa chỉ Trung tâm tiêm chủng VNVC tại Hà Nội:
  • VNVC Trường Chinh: 180 Trường Chinh, Q. Đống Đa, Hà Nội
  • VNVC ICON 4 CẦU GIẤY: Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa (Cạnh ĐH Giao Thông Vận Tải)

Địa chỉ Trung tâm tiêm chủng VNVC tại TP. Hồ Chí Minh
  • VNVC HOÀNG VĂN THỤ: 198 Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận
  • VNVC CANTAVIL AN PHÚ: Lầu 1 TTTM Cantavil An Phú, Số 1 đường song hành, xa lộ Hà Nội, P. An Phú, Q.2
  • VNVC LÊ ĐẠI HÀNH: Tầng 2 TTTM, Cao ốc Bảo Gia, 184 Lê Đại Hành, P. 15, Q. 11, TP. HCM

Địa chỉ Trung tâm tiêm chủng VNVC tại Đồng Nai
  • VNVC Đồng Nai: Số 22, đường đoàn văn cự, KP9, Phường Tam Hiệp, Thành Phố Biên Hòa, Đồng Nai (Cạnh UBND phường)

Địa chỉ Trung tâm tiêm chủng VNVC tại Bình Dương
  • VNVC CÔNG VIÊN THANH LỄ, BÌNH DƯƠNG: Số 567 Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Liên hệ để đặt lịch tiêm tại địa chỉ website sau:

2. Bệnh viện Nhi Đồng 1


Bệnh viện Nhi Đồng 1 là bệnh viện chuyên khoa nhi chính thức hoặt động vào tháng 10/1956. Hiện nay Bệnh Viện Nhi Đồng 1 là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng 1, tuyến cuối về nhi khoa do Sở Y Tế Tp.Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý.

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, 10, Quận 10, Hồ Chí Minh


3. Bệnh viện Nhi Đồng 2


Hiện nay, Bệnh Viện Nhi Đồng 2 cũng là bệnh viện hạng 1, cùng với Bệnh Viện Nhi Đồng 2 phụ trách điều trị cho trẻ em ở khu vực Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh


4. Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh


Được thành lập vào năm 1891, Viện là nơi nghiên cứu khoa học, phòng chống dịch và đào tạo cán bộ chuyên ngành về vi sinh y học, miễn dịch, dịch tễ học.

Viện Pasteur là một địa chỉ tiêm phòng uy tín tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Viện hiện có 20 loại vắc xin phòng ngừa các bệnh như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, quai bị, rubella,….

Địa chỉ: 167 Pasteur , 8, Quận 3, Hồ Chí Minh


5. Bệnh viện Từ Dũ


Bệnh Viện Từ Dũ được thành lập từ năm 1923, tiền thân là chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh Viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh Viện Chợ Rẫy).

 Bệnh Viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện phụ sản hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng trong lĩnh vực hiếm muộn và thụ tinh nhân tạo. Bên cạnh công tác khám và điều trị bệnh, Bệnh viện là cơ sở thực hành của các trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y thuộc Đại Học Quốc Gia.

Bệnh viện Từ Dũ cũng là một địa chỉ tiêm phòng uy tín ở khu vực Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh


Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Vì sao bà bầu cần phải tiêm phòng?

Theo các chuyên gia sức khỏe, tiêm phòng biện pháp phòng đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay. Các loại vắc xin khi được uống hay tiêm vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh bên ngoài môi trường.

Vắc xin được khuyến cáo tiêm phòng cho mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu rất yếu, do đó cần thiết tăng cường kháng thể bằng cách tiêm phòng. Mặt khác, tiêm phòng cho mẹ cũng có tác dụng bao vệ được bé yêu của bạn ngay từ trong bụng mẹ và cả vào những tháng đầu sau sinh.

Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng những gì?


Vắc xin cúm

Như đã nói ở trên,  miễn dịch của bà bầu rất yếu nên rất dễ bị nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đặc biệt là cảm cúm. Khi mắc bệnh cúm bà bầu thường có một số biểu hiện như ho, sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau cơ. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ mắc bệnh cúm thì thai nhi sinh ra có khả năng bị dị tật bẩm sinh, sinh non, nhẹ cân, thấp còi.

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu bị giảm sút nghiêm trọng, do đó chị em rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus tấn công. Một trong số các bệnh lây truyền qua đường hô hấp dễ gặp nhất chính là cảm cúm. Bà bầu bị cúm thường có triệu chứng sổ mũi, ho, sốt, nhức đầu, đau khắp cơ thể. Bệnh cúm rất dễ lây, dễ chữa nhưng với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu bị cúm rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi như dị tật bẩm sinh, sinh non, sinh con nhẹ cân.

Mẹ bầu có thể tiêm vắc xin cúm ở bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn mang thai, hoặc cũng có thể tiêm phòng trước khi mang thai.



Vắc xin uốn ván

Mẹ tiêm phòng uốn ván sẽ bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai và cả sau khi sinh. Trong quá trình sinh nở, trẻ có nguy cơ mắc uốn ván rốn nếu dụng cụ cắt rốn không được vô trùng đúng cách, và khi mắc uốn ván thì khả năng trẻ tử vong lên đến 95%.

Vắc xin 3 trong 1 (vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván)

Mũi vắc xin này được tiêm trong khoảng từ tuần thứ 27 đến tuần 36 của thai kỳ.

Rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tử vong do mắc bệnh ho gà do bé có thể bị tím tái, ngừng thở nếu bệnh trở nặng. Vì triệu chứng của ho gà không rõ ràng nên các mẹ rất dễ nhầm với bệnh ho thông thường. Trẻ sau khi sinh ra không được tiêm phòng vắc xin ho gà ngay mà chỉ được tiêm khi bé đủ 2 tháng tuổi. Do đó, việc mẹ bầu tiêm phòng ho gà sẽ giúp bé có được kháng thể chống lại bệnh.

Dưới đây là một số bài viết về tiêm phòng cho bà bầu và tiêm phòng trước khi mang thai, các mẹ có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình: