Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin cúm

Cúm là một bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp được gây nên bởi virus cúm. Cúm rất dễ lây lan và nhanh chóng tạo thành dịch.

Những người có thể trạng yếu như trẻ em, người cao tuổi, người mắc các bệnh như tim mạch, hen suyễn, tiểu đường là những đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm bệnh rất cao. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có khả năng mắc bệnh cúm rất cao do hệ miễn dịch của mẹ trong quá trình mang thai rất yếu. Mẹ mang thai mắc bệnh cúm có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bé sau này.

Trẻ em được xem là nhóm đối tượng truyền bệnh cúm quan trọng cho cộng đồng. Theo thống kê, có từ 15 – 42% trẻ ở lứa tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh cấp 1 bị mắc bệnh cúm.

Hoàn toàn khác với bệnh cảm thông thường, virus cúm mùa có tính chất dễ biến đổi chủng nên mỗi năm đều xuất hiện các chủng virus cúm mới, vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của hệ thống miễn dịch của cơ thể nên bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong cho người bệnh.

Theo các chuyên gia y tế thì hiện nay cách tốt nhất để phòng cúm và các hậu quả nghiêm trọng do bệnh cúm gây ra là tiêm phòng vắc xin cúm. Trong hơn 60 năm sử dụng, đã có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy vắc xin cúm an toàn và có hiệu quả cao trong dự phòng bệnh cúm.



Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết vắc xin cúm đã làm giảm đến 60% bệnh tật liên quan đến cúm và tỷ lệ tử vong do cúm giảm đến 80%.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần phải được tiêm phòng cúm hằng năm. Nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virus cúm cần được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin cúm bao gồm:
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi
  • Người trên 65 tuổi
  • Người mắc các bệnh mạn tính
  • Nhân viên y tế
  • Người thường xuyên đi nước ngoài.

Như đã nói ở trên, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng quan trọng cần được tiêm phòng vắc xin cúm. 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ là thời gian mẹ bầu rất dễ mắc bệnh cúm.Việc suy giảm hệ thống miễn dịch cùng với sự thay đổi về sinh lý khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng ở những bà bầu mắc bệnh cúm. Thai phụ mắc bệnh cúm có thể gặp biến chứng viêm phổi nặng, thậm chí có thể tử vong. Đặc biệt, nếu mẹ mang thai mắc bệnh cúm thì có thể bị sẩy thai, suy thai, trẻ sinh non và nhẹ cân, bị các dị tật thần kinh và tâm thần.

Về tính an toàn của vắc xin cúm mùa, các chuyên gia y tế và các nhà sản xuất vắc xin đều đồng thuận rằng vắc xin ngừa cúm an toàn và hiệu quả trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Vắc xin cúm dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú là dạng vắc xin đơn liều chứa vi rút cúm bất hoạt, không có khả năng gây bệnh. Chưa có nghiên cứu nào cho đến nay ghi nhận vắc xin ngừa cúm làm tăng nguy cơ biến chứng trên sản phụ hoặc những ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi.

Dưới đây là một số bài viết về vắc xin cúm và tiêm phòng cúm, bạn có thể tham khảo thêm để bổ sung kiến thức cho mình:

Tiêm phòng trước khi mang thai có cần thiết không?

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Phụ nữ đã quan hệ tình dục có tiêm phòng HPV được không?

Vắc xin HPV được khuyến cáo tiêm cho nữ giới từ 9 – 26 tuổi và chưa quan hệ tình dục. Vậy nếu đã quan hệ tình dục rồi thì có tiêm phòng HPV được không? Câu trả lời là có, nhưng hiệu quả sẽ giảm.

Theo thống kê của Viện sức khỏe sinh sản và gia đình thì mỗi ngày Việt Nam có khoảng 9 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Và cứ khoảng 100.000 phụ nữ thì có 20 người mắc ung thư cổ tử cung, trong đó số trường hợp tử vong là 11 người.

Thủ phạm gây ra ung thư cổ tử cung chính là virus HPV. HPV có hàng tram type khác nhau, đa số là vô hại, nhưng trong đó có 4 type nguy hiểm là HPV số 6, 11, 16 và 18. Và thủ phạm chính gây ra ung thư cổ tử cung chính là HPV type 16 và 18.

Hiện nay, cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả và đơn giản nhất chính là tiêm vắc xin phòng HPV. Bên cạnh đó việc quan hệ tình dục an toàn, khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần cũng giúp bạn phát hiện sớm các bất thường và có hướng điều trị tích cực để phòng bệnh ung thư cổ tử cung.



Độ tuổi tiêm ngừa HPV


Trên thế giới có khoảng 55 quốc gia tiêm vắc xin HPV cho phụ nữ đến 45 tuổi. Tại Việt Nam, độ tuổi tiêm phòng HPV được chia thành 2 nhóm, tùy thuộc vào loại vắc xin bạn chọn để tiêm phòng. Hiện có 2 loại vắc xin HPV là: Ceravix và Gardasil
  • Vaccine Ceravix khuyến cáo tiêm cho phụ nữ từ 10-25 tuổi ngừa HPV số 16,18.
  • Gardasil khuyến cáo tiêm cho phụ nữ từ 9-26 tuổi ngừa HPV số 6,11,16,18.

Ngoài ra, nếu phụ nữ đã quan hệ tình dục nhưng vẫn còn đang trong độ tuổi tiêm phòng thì vẫn có thể tiêm phòng vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, tuy nhiên hiệu quả sẽ giảm.

Điều kiện khi tiêm phòng HPV


Khi tiêm phòng HPV, nữ giới phải đáp ứng được các yêu cần sau:
  • Có thể trạng khỏe mạnh
  • Chưa bị phơi nhiễm virus HPV
  • Không tiêm phòng một loại vắc xin nào trong vòng 4 tuần gần nhất và không sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, thuốc chống thải ghép…

Tác dụng phụ khi tiêm phòng vắc xin HPV


Sau khi tiêm phòng vắc xin HPV có thể có một số tác dụng phụ như, đau tại vết tiêm. Một vài trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng nổi mẩn hay ngứa, tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần và mất hẳn. Đặc biệt, sau khi tiêm phòng bạn cần ở lại địa điểm tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu thấy có những biểu hiện bất thường phải lập tức báo ngay với nhân viên y tế.

Dưới đây là một số bài viết về tiêm phòng HPV và ung thư cổ tử cung, bạn có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình:

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

Những điều cần biết sau khi tiêm chủng

Theo dõi sau tiêm chủng


1. Sau khi tiêm chủng, cả trẻ em và người lớn cần phải ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi. Nếu có một trong các biểu hiện bất thường như nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãn, thở khò khè, da bị mẩn đỏ,… thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời.

Đối với trẻ em, cần theo dõi các vấn đề sau trong 24 – 48 giờ sau khi tiêm:
  • Thân nhiệt, nhịp thở
  • Sự tỉnh táo (chơi đùa), ăn, ngủ
  • Quan sát da toàn thân và vùng tiêm (sưng, mẩm đỏ, phát ban)

2. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Cho trẻ bú và uống nước nhiều hơn, nên cho trẻ uống them nước trái cây.
  • Có thể cho trẻ uống thuốc paracetamol hoặc ibuprofen phù hợp theo cân nặng để hạ sốt.
  • Dùng khăn lạnh chườm vào vết tiêm để giảm đau và sưng cho trẻ.
  • Tránh chạm vào vết thương khi bế trẻ; tuyệt đối không được thoa dầu, nặn chanh, đắp khoat tây hay thoa bất cứ loại thuốc gì vào vết thương trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng vết tiêm.

Những phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin


1. Vắc xin lao

Phản ứng tại chỗ tiêm: đau, sưng, nóng

Phản ứng toàn thân: Trẻ sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém, thường hết sau một vài ngày

Sau khi tiêm vắc xin lao BCG tại chỗ tiêm sẽ xuất hiện một nốt nhỏ và biến mất sau 30 phút. Sau đó 2 tuần tại chỗ tiêm sẽ mưng mủ, xuất hiện vết loét, sau đó vết loét sẽ tự lành và để lại sẹo có đường kính khoảng 5mm.

Nếu trong thời gian đó xuất hiện hạch cổ, hạch nách, hạch dưới xương đòn trái, nốt mủ quá to tại chỗ tiêm (đường kính trên 1cm) cần đến cơ sở y tế khám lại ngay.

2. Vắc xin viêm gan B

Phản ứng tại chỗ tiêm: đau, sưng nhẹ

Phản ứng toàn thân: sốt nhẹ, trẻ quấy khóc.

Các triệu chứng thường hết sau vài giờ đến 1 – 2 ngày.

3. Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa: phòng 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B

Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng đỏ, đau từ 1 – 3 ngày. Có thể nổi cục cứng sau khoảng 1-3 tuần sẽ tự khỏi

Phản ứng toàn thân: Trẻ có thể sốt, quấy khóc, nôn, tiêu chảy, bú kém.

4. Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim: phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib

Phản ứng tại chỗ tiêm: sẽ có nốt quầng đỏ, sờ vào thấy cứng, đường kính khoảng 2 cm. Các triệu chứng trên thường gặp trong 48 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài 48 – 72 giờ.

Phản ứn toàn thân: trẻ có thể sốt, quấy khóc, tiêu chảy, nôn, chán ăn, buồn ngủ, phát ban

Các mũi tiêm sau, trẻ thường có phản ứng sau tiêm mạnh hơn so với những lần tiêm trước do đã có miễn dịch trước đó như sốtnnhiều hơn, tại chỗ tiêm có thể đỏ, sưng nhiều hơn hoặc lan ra toàn bộ tay chân bên tiêm, thường tự khỏi trong vòng 3-5 ngày.

Dưới đây là một số bài viết về tiêm phòng cho trẻ, các bạn có thể tham khảo thêm:

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Tiêm nhiều loại vắc xin cho trẻ cùng lúc có an toàn không?

Trong một số trường hợp trẻ phải tiêm nhiều mũi tiêm cùng lúc, nguyên nhân có thể do lần tiêm trước trẻ bị sốt hay vì một vấn đề gì đó phải hoãn tiêm. Và khi được chỉ định tiêm nhiều mũi cùng một lúc thì các bậc phụ huynh thường tỏ r lo lắng rằng liệu tiêm như vậy có an toàn cho trẻ hay không?

Tiêm chủng đầy đủ để trẻ được bảo vệ


Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia vừa qua có nhận được thắc mắc của một số bậc phụ huynh về việc các bé được uống vắc xin bại liệt chung với vắc xin 5 trong 1 thì có làm tăng các phản ứng phụ như trẻ có sốt cao hơn không?

Theo các chuyên gia, việc tiêm phòng nhiều loại vắc xin trong cùng một thời điểm không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khả năng miễn dịch của vắc xin cũng như không làm tăng các phản ứng phụ.

Việc tiêm chủng nhiều loại vắc xin trong cùng một buổi tiêm chủng cho trẻ sẽ giảm số lần cha mẹ phải đưa trẻ phải tới điểm tiêm chủng và đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng đúng lịch, hạn chế tình trạng tiêm muộn, bỏ mũi do cha mẹ quên lịch hoặc trẻ bị ốm.

Đơn cử có trường hợp khi trẻ đã được 2 tháng tuổi thì gia đình mới đưa trẻ đi tiêm phòng lao. Lúc này, theo đúng lịch tiêm chủng thì trẻ phải tiêm phòng cả vắc xin lao, vắc xin 5 trong 1 và uống vắc xin bại liệt.



Tiêm chủng đảy đủ để đạt hiệu quả tối ưu


Tiêm chủng là việc sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể, từ đó tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các bệnh nguy hiểm.

Đa phần những người được tiêm chủng sẽ có miễn dịch và được bảo vệ khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Trẻ nhỏ nếu không được tiêm chủng đầy đủ thì khả năng mắc một số bệnh truyền nhiễm rất cao, và ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ; có những bệnh truyền nhiễm sẽ để lại di chứng suốt đời, thậm chí là tử vong cho trẻ.

Hiện nay, tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động được xem là mang lại hiệu quả cao nhất, và đỡ tốn kém nhất. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ di tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Dưới đây là một số bài viết về việc tiêm phòng các loại vắc xin cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể tham khảo thêm:

Nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu?

Khi quyết định có em bé bạn phải nghĩ ngay đến việc tiêm phòng, đặc biệt là vắc xin cúm. Khi mang thai, cúm luôn là mối lo lắng của các mẹ bầu. Bởi nếu mẹ mắc bệnh cúm trong quá trình mang thai thì việc điều trị cần phải rất thận trọng và có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trước khi mang thai nên tiêm phòng cúm khi nào thì không phải ai cũng biết.

1. Tiêm phòng cúm trước khi mang thai mấy tháng?


Trong quá trình mang thai, vì phải bảo vệ cả bé nên hệ miễn dịch của mẹ yếu đi rất nhiều, do đó nguy cơ mắc bệnh cũng theo đó mà tăng lên. Vì thế, chị em phụ nữ nói chung và các chị đang có kế hoạch sinh con nói riêng đều cần phải tiêm phòng, đặc biệt là vắc xin cúm.

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới thì nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng, và thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm là vào khoảng tháng 10 vì đây là thời điểm dịch cúm bắt đầu bùng phát.

Đặc biệt, vắc xin cúm không phải như các loại vắc xin khác là chỉ cần tiêm đúng lịch rồi ngưng mà vắc xin cúm phải được tiêm hằng năm vì virus cúm có những đột biến khác nhau ở mỗi năm. Vì vậy, ngay cả những chị em đã chish ngừa cúm mùa trước vẫn có thể mắc bệnh vào mùa này nếu chưa tiêm phòng cúm.


2. Tác dụng của tiêm phòng cúm trước khi mang thai


Thời tiết chuyển mùa, từ nóng bất ngờ chuyển sang lạnh khiến chúng ra rất khó chịu và đây cũng là thời điểm thuận lợi cho nhiều bệnh phát sinh và lây lan trong đó có bệnh cúm. Và cúm là bệnh rất dễ lây lan thành dịch, do đó ai cũng cần phải tiêm phòng, đặc biệt đối với những người có thể trạng yếu như người già, trẻ em và những người đang có dự định mang thai.

Theo thực tế, chưa có ghi nhận trường hợp nào cho thấy vắc xin cúm gây hại cho thai phụ và thai nhi khi phụ nữ mang thai được chỉ định tiêm phòng cúm. Trong khi đó, rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai đã tử vong vì bệnh cúm do trước đó chưa tiêm phòng.

Vắc xin chủng ngừa cúm phải mất khoảng một tuần mới có hiệu quả. Vậy nên nếu bạn chờ đến giữa mùa cúm bạn mới tiêm phòng thì rất có thể bạn đã bị cúm từ trước đó và lúc đó thì vắc-xin phòng cúm sẽ không có hiệu lực.

Dưới đây là một số bài viết về tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai, các bạn nên thai khảo bổ sung kiến thức, chuẩn bị cho quá trình làm mẹ của mình nhé:

Những điều cần biết trước khi tiêm chủng

Trước khi tiêm chủng, bạn cần nắm chắc một số thông tin sau để việc tiêm chủng đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khám sàng lọc trước tiêm chủng


1. Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là vô cùng cần thiết vì khám sàng lọc giúp phát hiện ra những bất thường cần lưu ý ở trẻ để quyết định xe trẻ có được tiêm chủng hay không.

Vì vậy, để đảm bảo việc tiêm chủng đạt được hiệu quả và an toàn thì người nhà của trẻ, người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau. Kết quả khám sàng lọc được cung cấp dựa trên những thông tin người đi tiêm chủng cung cấp và những vấn đề bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

2. Người đi tiêm chủng cần thông báo cho bác sĩ những thông tin gì?

Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sau:
  • Đối với trẻ sơ sinh thì trẻ đã được 2.5kg chưa?
  • Trẻ bú, ăn, uống, sinh hoạt bình thường không?
  • Trẻ có đang bị sốt hay mắc bệnh gì không?
  • Trẻ hiện có đang dùng bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị nào không?
  •  Trẻ có tiền sử dị ứng với bất cứ loại thuốc hay thức ăn nào không?
  • Ở những lần tiêm trước, trẻ có dị ứng với loại vắc xin nào không?


Đối với người lớn đi tiêm chủng thì cũng cần thông báo cho bác sĩ những vấn đề sức khỏe như: 
  • Các bệnh mãn tính đã mắc
  • Những loại thuốc và liệu pháp điều trị nào đang dùng
  • Trong 4 tuần qua đã tiêm những loại vắc xin nào
  • Phản ứng của cơ thể đối với những lần tiêm vắc xin trước như thế nào

Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.

Hướng dẫn trước khi tiêm chủng


Với trẻ nhỏ
  • Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Có thể trẻ sẽ phải hoãn lịch tiêm nếu chưa đạt đủ cân nặng cần thiết. Trong trường hợp trẻ bị sốt thì phải đợi cho trẻ hết bệnh mới được tiến hành tiêm phòng.
  • Trong lần tiêm phòng trước nếu trẻ có các phản ứng nặng như sốt cao, co giật, nôn mửa,… thì phải ngưng các mũi tiếp theo lại.
  • Khi đưa trẻ đi tiêm phòng, bố mẹ cần mang đầy đủ sổ, phiếu tiêm chủng và các loại thuốc đang dùng cho trẻ để bác sĩ kiểm tra và đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bố mẹ phải cho trẻ tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ các mũi tiêm.

Với người lớn

Như đã nói ở trên, người đi tiêm chủng cần thông báo các vấn đề sức khỏe hiện tại của mình để bác sĩ kiểm tra và đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý.

Dưới đây là một số bài viết về tiêm chủng cho trẻ và những lưu ý thường gặp, hãy cùng tham khảo để bổ sung kiến thức cho mình nhé: